Rất nhiều công ty du lịch đã bán tour quốc tế, khởi hành ngay trong tháng Hai này, điểm đến là các khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ đã dỡ bỏ các biện pháp khắt khe về kiểm soát dịch bệnh như Thái Lan, Campuchia, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Maldives, Mỹ, châu Âu... Điểm chung của các tour là mức giá cao hơn nhiều so với trước khi có dịch bệnh. Chẳng hạn, giá tour của Saigontourist đưa khách đi Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) bốn ngày là khoảng 31,9 triệu đồng/khách, đi Mỹ (San Francisco - Los Angeles) năm ngày từ 89,9 triệu đồng/khách, đi Maldives năm ngày từ 65,9 triệu đồng/khách, đi Thái Lan (Bangkok, Pattaya) năm ngày từ 13,9 triệu đồng/khách. Giá tour của Vietravel đưa khách đi châu Âu (Hà Lan - Đức - Bỉ - Pháp) trong 11 ngày là từ 86,9 triệu đồng/khách, đi Mỹ (San Francisco - San Jose - Los Angeles - Hollywood - Universal Studios - Las Vegas - Hoover Dam) 10 ngày là từ 99,9 triệu đồng/khách, đi Campuchia (Phnom Penh - Siem Reap) bốn ngày là 19,9 triệu đồng/khách, đi Thái Lan (Bangkok - Pattaya) năm ngày từ 12,9-23,9 triệu đồng/khách tùy dịch vụ…
Du khách đến tham quan cố đô Huế đầu năm 2022 qua cảng hàng không quốc tế Phú Bài - Ảnh: Thuận Hóa |
Giá tour tại các doanh nghiệp khác không chênh lệch nhiều. Mức giá hiện tại cao hơn từ 2-4 lần so với trước khi có dịch. Chẳng hạn, trước đây, tour đi Thái Lan, Campuchia có giá 6-10 triệu đồng/khách (đã bao gồm vé máy bay, khách sạn từ bốn sao trở lên) còn hiện nay, giá xấp xỉ 20 triệu đồng/khách; các tour đi Mỹ cũng từ 40-60 triệu đồng/khách tăng lên gần 100 triệu đồng/khách. Chi phí đắt đỏ, giá tour tăng cao khiến lượng khách đặt mua tour khá hạn chế.
Bà Nguyễn Nguyệt Vân Khanh - Phó Giám đốc phụ trách tiếp thị Công ty Vietravel - cho rằng giá tour tăng vọt là do giá vé máy bay và phí dịch vụ land tour (nhà hàng, khách sạn, xe vận chuyển… ở các nước) tăng mạnh, lại còn phát sinh các chi phí như xét nghiệm COVID-19 bằng PCR. Phí xét nghiệm ở một số nước khá cao, như Campuchia khoảng 130 USD/lần (gần 3 triệu đồng), Thái Lan khoảng 65 USD/lần (khoảng 1,4 triệu đồng).
Theo ông Trần Thanh Vũ - CEO Vinagroup Travel - giá vé máy bay hiện tại từ Việt Nam đi các nước cao hơn 30 - 50% so với trước khi có dịch do các hãng bay vừa phục hồi, số chuyến bay và tỷ lệ lấp đầy chuyến còn thấp, chiều đi có khách, chiều về trống khách. Các hãng phải tính toán chi phí vận hành theo cách chia trên đầu người, số khách mỗi chuyến khiến giá bị đẩy lên cao.
Mọi thứ đều chưa chắc chắn
Ông Vũ Nam - Vụ phó Vụ Thị trường du lịch, Tổng Cục Du lịch - dẫn số liệu của các tổ chức quốc tế cho biết, khi Việt Nam thí điểm đón khách quốc tế, lượng người tìm kiếm thông tin về du lịch Việt Nam tăng vọt, riêng trong tháng 1/2022 tăng hơn 200% so với tháng 12/2021. Các nước có người tìm kiếm thông tin du lịch Việt Nam nhiều nhất là Mỹ, Nga, Anh, Pháp; các điểm đến được tìm kiếm nhiều là TP.HCM, Hà Nội, Nha Trang, Phan Thiết, Quy Nhơn, Bà Rịa - Vũng Tàu…
Giá vé máy bay, các dịch vụ khác tăng cao khiến giá tour đi nước ngoài tăng từ 2-4 lần so với trước dịch bệnh - Ảnh: Đông Quân |
Ông Vũ Nam đánh giá, đây là tín hiệu rất đáng mừng cho ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ khi có dịch COVID-19, không chỉ du lịch nội địa mà cả du lịch quốc tế cũng có sự thay đổi. Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch Thế giới, 2022 sẽ là năm bùng nổ của du lịch. Nhưng do tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp nên có thể việc mở cửa rồi đóng lại vẫn có thể xảy ra. Trong bối cảnh đó, du lịch xanh, du lịch về nông thôn, cộng đồng, chữa bệnh đang là xu hướng tại nhiều quốc gia. Global Data cũng dự báo, xu hướng du lịch chữa bệnh sẽ phục hồi 100% trong năm 2022. Một số quốc gia như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ đang đẩy mạnh sản phẩm du lịch này. Việt Nam cũng có tiềm năng và cần nắm bắt xu hướng để phát triển các sản phẩm du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng.
Theo tiến sĩ Bùi Doãn Nề - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hàng không Việt Nam - ngành hàng không đã tạm dừng trong một thời gian khá dài (hai năm) nên cần có thời gian để khôi phục. Dịch bệnh đã gây thiệt hại cho các hãng hàng không, làm tăng chi phí của các doanh nghiệp, trong khi thu nhập của người dân lại giảm sút khiến họ cân nhắc trong việc đi lại. Đây là những thách thức không nhỏ cho ngành vận tải hành khách nói chung, ngành hàng không nói riêng. Mặt khác, dù hiện nay một số quốc gia như Mỹ và châu Âu đã không còn kiểm soát chặt về dịch bệnh nhưng người dân vẫn còn e ngại.
“Hiện nay, điều mà ngành hàng không Việt Nam và các nước trên thế giới cần làm là khôi phục lại các hoạt động như trước đại dịch. Đồng thời, cần tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, có các chính sách thu hút du khách, như hỗ trợ các hãng hàng không giá rẻ” - ông Bùi Doãn Nề nói.
Ông Bùi Minh Đăng - Phó Trưởng phòng Vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam - cho biết hiện tại, hai trong số những thị trường triển vọng của du lịch Việt Nam là Trung Quốc và Hàn Quốc lại chưa thể khôi phục. Với thị trường Trung Quốc, do các quy định chống dịch còn khá chặt chẽ nên hành khách từ Việt Nam sang Trung Quốc và ngược lại đều bị hạn chế, việc khôi phục đường bay Việt Nam - Trung Quốc vẫn cần thêm thời gian. Với Hàn Quốc, các hãng hàng không Việt Nam đã có đường bay đến các thành phố lớn, các hãng hàng không Hàn Quốc cũng đang lên kế hoạch khai thác lại các đường bay đến Việt Nam. Hàn Quốc cũng bắt đầu có chính sách mở cửa nhập cảnh.
Theo ông Trần Thanh Vũ, Vinagroup Travel hiện vẫn chưa mạnh dạn bán tour do một số vấn đề chưa rõ ràng, chẳng hạn như cách xử lý khi khách nhiễm COVID-19 ở một số nước. Công ty đã tính đến giải pháp liên kết với công ty bảo hiểm để tư vấn cho khách về các gói bảo hiểm xuất ngoại, theo hướng khách tự điều trị ở nước ngoài, sau đó mang hóa đơn về để bảo hiểm chi trả. “Hiện mức bảo hiểm xuất ngoại có giá tối thiểu 50-60 USD/khách. Mức này phù hợp với những du khách đi dài ngày (trên dưới 30 ngày).
Đang trình kế hoạch đón khách quốc tế Ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam - cho biết tổng cục sẽ sớm công bố các nội dung, quy định đón khách du lịch quốc tế, phương án mở cửa du lịch và hướng dẫn chi tiết để các địa phương, doanh nghiệp chủ động tổ chức thực hiện. Trong phương án đang xin ý kiến các bộ, ngành liên quan, Tổng cục Du lịch đề xuất nhiều quy định linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho hàng không, doanh nghiệp lữ hành và các cơ sở lưu trú đón khách từ ngày 15/3, như thay đổi về quy định xét nghiệm COVID-19 đối với du khách, chính sách thị thực cho khách nhập cảnh… “Với việc tạo điều kiện từ Chính phủ, cùng với kinh nghiệm thí điểm đón khách trong năm 2021, trong năm 2022, Việt Nam dự kiến đón 5-6 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 60 triệu lượt khách nội địa” - ông Hà Văn Siêu nói. |
Quốc Thái
Chia sẻ bài viết: |
Giá tour quá cao
Rất nhiều công ty du lịch đã bán tour quốc tế, khởi hành ngay trong tháng Hai này, điểm đến là các khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ đã dỡ bỏ các biện pháp khắt khe về kiểm soát dịch bệnh như Thái Lan, Campuchia, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Maldives, Mỹ, châu Âu... Điểm chung của các tour là mức giá cao hơn nhiều so với trước khi có dịch bệnh. Chẳng hạn, giá tour của Saigontourist đưa khách đi Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) bốn ngày là khoảng 31,9 triệu đồng/khách, đi Mỹ (San Francisco - Los Angeles) năm ngày từ 89,9 triệu đồng/khách, đi Maldives năm ngày từ 65,9 triệu đồng/khách, đi Thái Lan (Bangkok, Pattaya) năm ngày từ 13,9 triệu đồng/khách. Giá tour của Vietravel đưa khách đi châu Âu (Hà Lan - Đức - Bỉ - Pháp) trong 11 ngày là từ 86,9 triệu đồng/khách, đi Mỹ (San Francisco - San Jose - Los Angeles - Hollywood - Universal Studios - Las Vegas - Hoover Dam) 10 ngày là từ 99,9 triệu đồng/khách, đi Campuchia (Phnom Penh - Siem Reap) bốn ngày là 19,9 triệu đồng/khách, đi Thái Lan (Bangkok - Pattaya) năm ngày từ 12,9-23,9 triệu đồng/khách tùy dịch vụ…
Du khách đến tham quan cố đô Huế đầu năm 2022 qua cảng hàng không quốc tế Phú Bài - Ảnh: Thuận Hóa |
Giá tour tại các doanh nghiệp khác không chênh lệch nhiều. Mức giá hiện tại cao hơn từ 2-4 lần so với trước khi có dịch. Chẳng hạn, trước đây, tour đi Thái Lan, Campuchia có giá 6-10 triệu đồng/khách (đã bao gồm vé máy bay, khách sạn từ bốn sao trở lên) còn hiện nay, giá xấp xỉ 20 triệu đồng/khách; các tour đi Mỹ cũng từ 40-60 triệu đồng/khách tăng lên gần 100 triệu đồng/khách. Chi phí đắt đỏ, giá tour tăng cao khiến lượng khách đặt mua tour khá hạn chế.
Bà Nguyễn Nguyệt Vân Khanh - Phó Giám đốc phụ trách tiếp thị Công ty Vietravel - cho rằng giá tour tăng vọt là do giá vé máy bay và phí dịch vụ land tour (nhà hàng, khách sạn, xe vận chuyển… ở các nước) tăng mạnh, lại còn phát sinh các chi phí như xét nghiệm COVID-19 bằng PCR. Phí xét nghiệm ở một số nước khá cao, như Campuchia khoảng 130 USD/lần (gần 3 triệu đồng), Thái Lan khoảng 65 USD/lần (khoảng 1,4 triệu đồng).
Theo ông Trần Thanh Vũ - CEO Vinagroup Travel - giá vé máy bay hiện tại từ Việt Nam đi các nước cao hơn 30 - 50% so với trước khi có dịch do các hãng bay vừa phục hồi, số chuyến bay và tỷ lệ lấp đầy chuyến còn thấp, chiều đi có khách, chiều về trống khách. Các hãng phải tính toán chi phí vận hành theo cách chia trên đầu người, số khách mỗi chuyến khiến giá bị đẩy lên cao.
Mọi thứ đều chưa chắc chắn
Ông Vũ Nam - Vụ phó Vụ Thị trường du lịch, Tổng Cục Du lịch - dẫn số liệu của các tổ chức quốc tế cho biết, khi Việt Nam thí điểm đón khách quốc tế, lượng người tìm kiếm thông tin về du lịch Việt Nam tăng vọt, riêng trong tháng 1/2022 tăng hơn 200% so với tháng 12/2021. Các nước có người tìm kiếm thông tin du lịch Việt Nam nhiều nhất là Mỹ, Nga, Anh, Pháp; các điểm đến được tìm kiếm nhiều là TP.HCM, Hà Nội, Nha Trang, Phan Thiết, Quy Nhơn, Bà Rịa - Vũng Tàu…
Giá vé máy bay, các dịch vụ khác tăng cao khiến giá tour đi nước ngoài tăng từ 2-4 lần so với trước dịch bệnh - Ảnh: Đông Quân |
Ông Vũ Nam đánh giá, đây là tín hiệu rất đáng mừng cho ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ khi có dịch COVID-19, không chỉ du lịch nội địa mà cả du lịch quốc tế cũng có sự thay đổi. Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch Thế giới, 2022 sẽ là năm bùng nổ của du lịch. Nhưng do tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp nên có thể việc mở cửa rồi đóng lại vẫn có thể xảy ra. Trong bối cảnh đó, du lịch xanh, du lịch về nông thôn, cộng đồng, chữa bệnh đang là xu hướng tại nhiều quốc gia. Global Data cũng dự báo, xu hướng du lịch chữa bệnh sẽ phục hồi 100% trong năm 2022. Một số quốc gia như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ đang đẩy mạnh sản phẩm du lịch này. Việt Nam cũng có tiềm năng và cần nắm bắt xu hướng để phát triển các sản phẩm du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng.
Theo tiến sĩ Bùi Doãn Nề - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hàng không Việt Nam - ngành hàng không đã tạm dừng trong một thời gian khá dài (hai năm) nên cần có thời gian để khôi phục. Dịch bệnh đã gây thiệt hại cho các hãng hàng không, làm tăng chi phí của các doanh nghiệp, trong khi thu nhập của người dân lại giảm sút khiến họ cân nhắc trong việc đi lại. Đây là những thách thức không nhỏ cho ngành vận tải hành khách nói chung, ngành hàng không nói riêng. Mặt khác, dù hiện nay một số quốc gia như Mỹ và châu Âu đã không còn kiểm soát chặt về dịch bệnh nhưng người dân vẫn còn e ngại.
“Hiện nay, điều mà ngành hàng không Việt Nam và các nước trên thế giới cần làm là khôi phục lại các hoạt động như trước đại dịch. Đồng thời, cần tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, có các chính sách thu hút du khách, như hỗ trợ các hãng hàng không giá rẻ” - ông Bùi Doãn Nề nói.
Ông Bùi Minh Đăng - Phó Trưởng phòng Vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam - cho biết hiện tại, hai trong số những thị trường triển vọng của du lịch Việt Nam là Trung Quốc và Hàn Quốc lại chưa thể khôi phục. Với thị trường Trung Quốc, do các quy định chống dịch còn khá chặt chẽ nên hành khách từ Việt Nam sang Trung Quốc và ngược lại đều bị hạn chế, việc khôi phục đường bay Việt Nam - Trung Quốc vẫn cần thêm thời gian. Với Hàn Quốc, các hãng hàng không Việt Nam đã có đường bay đến các thành phố lớn, các hãng hàng không Hàn Quốc cũng đang lên kế hoạch khai thác lại các đường bay đến Việt Nam. Hàn Quốc cũng bắt đầu có chính sách mở cửa nhập cảnh.
Theo ông Trần Thanh Vũ, Vinagroup Travel hiện vẫn chưa mạnh dạn bán tour do một số vấn đề chưa rõ ràng, chẳng hạn như cách xử lý khi khách nhiễm COVID-19 ở một số nước. Công ty đã tính đến giải pháp liên kết với công ty bảo hiểm để tư vấn cho khách về các gói bảo hiểm xuất ngoại, theo hướng khách tự điều trị ở nước ngoài, sau đó mang hóa đơn về để bảo hiểm chi trả. “Hiện mức bảo hiểm xuất ngoại có giá tối thiểu 50-60 USD/khách. Mức này phù hợp với những du khách đi dài ngày (trên dưới 30 ngày).
Đang trình kế hoạch đón khách quốc tế Ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam - cho biết tổng cục sẽ sớm công bố các nội dung, quy định đón khách du lịch quốc tế, phương án mở cửa du lịch và hướng dẫn chi tiết để các địa phương, doanh nghiệp chủ động tổ chức thực hiện. Trong phương án đang xin ý kiến các bộ, ngành liên quan, Tổng cục Du lịch đề xuất nhiều quy định linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho hàng không, doanh nghiệp lữ hành và các cơ sở lưu trú đón khách từ ngày 15/3, như thay đổi về quy định xét nghiệm COVID-19 đối với du khách, chính sách thị thực cho khách nhập cảnh… “Với việc tạo điều kiện từ Chính phủ, cùng với kinh nghiệm thí điểm đón khách trong năm 2021, trong năm 2022, Việt Nam dự kiến đón 5-6 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 60 triệu lượt khách nội địa” - ông Hà Văn Siêu nói. |
Quốc Thái
[news_source] => [news_tag] => mở cửa du lịch,du lịch quốc tế,điều kiện bay quốc tế,hàng không quốc tế,du lịch nước ngoài [news_status] => 6 [news_createdate] => 2022-02-27 22:25:14 [news_date] => [news_publicdate] => 2022-02-28 10:11:04 [news_relate_news] => 1457949,1457725, [newcol_id] => 0 [newevent_id] => 0 [newcate_code1] => thi-truong [newcate_code2] => all [news_copyright] => 1 [news_url] => [news_urlid] => [onevent_id] => 0 [survey_id] => [news_lang] => vi [news_link] => [news_iscomment] => 1 [news_type] => 0 [news_numview] => 0 [news_is_not_ads] => [news_is_not_follow] => [news_is_not_preroll] => [news_link_public] => http://tintuc.vdong.vn/02/1249044.htm [tag] => mở cửa du lịchdu lịch quốc tếđiều kiện bay quốc tếhàng không quốc tếdu lịch nước ngoài [daynews2] => 2022-02-28 10:11 [daynews] => 28/02/2022 - 10:11)news_is_not_ads=
-
Khi các nhà thiết kế thời trang chuyển sang thiết kế nội thất
26-02-2022 06:36“Trong thời kỳ đại dịch, một chiếc sofa có sức hút hơn bất kỳ chiếc đầm dạ hội nào”, một nhà thiết kế nhận định tại Tuần lễ Nội thất Milan 2021.
-
Chính phủ tìm cách giải tỏa hàng hóa ùn tắc ở biên giới
25-02-2022 20:01Chiều 25/2, Phó thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì họp trực tuyến với các bộ, địa phương bàn giải pháp xử lý hàng hóa ùn tắc tại cửa khẩu biên giới.
-
Các hãng bay Việt Nam được cảnh báo khi bay qua không phận Nga-Ukraine
25-02-2022 19:30Cục Hàng không Việt Nam đề nghị các hãng hàng không cập nhật các điện văn thông báo hàng không về việc hạn chế/đóng cửa vùng trời, sân bay của Nga, Ukraine.
-
Kênh đầu tư an toàn khi giá vàng dựng đứng, chứng khoán đỏ lửa
25-02-2022 14:41Chiến sự Nga - Ukraine đã tác động mạnh trên mọi kênh đầu tư toàn cầu khiến các chỉ số chứng khoán giảm mạnh, giá vàng tăng dựng đứng...
-
Ngày 25/2, giá vàng lên gần 67 triệu đồng/lượng
25-02-2022 13:14Sau khi chạm mốc 65,5 triệu đồng/lượng vào ngày 24/2, giá vàng SJC đang tiếp tục trên đà tăng về mốc 67 triệu đồng/lượng.
-
42.300 hộp sữa Similac Alimentum Eye-Q có nguy cơ nhiễm khuẩn đã được bán ra
25-02-2022 11:56Tính đến ngày 21/2/2022, Abbott Việt Nam đã thống kê được số lượng hàng tồn và yêu cầu khách hàng giữ lại để thu hồi là 1.194 thùng, tương đương 7.164 hộp.
-
Giá hàng hóa, thực phẩm tăng, lời khuyên cho người tiêu dùng
25-02-2022 10:08Áp lực giá xăng dầu đang khiến chi phí đầu vào của hầu hết các ngành hàng tăng. Giá hàng hóa thiết yếu có thể tăng thêm 5 - 10%.
-
J&T Express: tặng phí vận chuyển khi khách hàng sử dụng UPOS
25-02-2022 07:55Chuyển phát nhanh J&T Express và phần mềm quản lý bán hàng UPOS mang đến nhiều ưu đãi cho khách hàng, đặc biệt là chủ shop online.
-
Nhiều vấn đề cần làm để khôi phục hàng không, du lịch
25-02-2022 06:55Theo tiến sĩ Lương Hoài Nam (chuyên gia hàng không), điều kiện tiên quyết để phục hồi ngành hàng không là áp dụng trở lại chính sách visa như trước dịch bệnh
-
Cổ phiếu lao dốc, giá vàng và dầu tăng mạnh khi Nga tấn công Ukraine
24-02-2022 14:00Giá dầu tăng lên 100 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014 làm trầm trọng thêm mức độ lạm phát của nền kinh tế toàn cầu.
-
Giá vàng lên cao nhất trong lịch sử: 65,6 triệu đồng/lượng
24-02-2022 10:21Giá vàng trong nước và thế giới tăng theo “độ nóng” chiến sự giữa Nga và Ukraine, liên tục lập đỉnh mới và hiện đã chạm 65,6 triệu đồng/lượng.
-
Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm vì cửa khẩu liên tục ùn tắc
24-02-2022 09:39Trong tháng 01/2022, kim ngạch xuất khẩu rau quả tới thị trường Trung Quốc đạt 148,9 triệu USD, giảm 3% so với tháng 12/2021 và giảm 18,5% so với tháng 01/2021.
-
Giá vật liệu xây dựng tăng "phi mã"
24-02-2022 06:17Giá nhiều loại cát, sắt xây dựng… ở TPHCM đã tăng từ 37% đến 100%, đẩy tổng chi phí thi công, sửa chữa nhà cửa tăng từ 25 - 30%.
-
Giới kinh doanh và nhà giàu châu Á đổ xô mua máy bay riêng để tránh dịch
23-02-2022 19:48Sau hơn 2 năm xảy ra đại dịch COVID-19, thị trường máy bay dành cho giới kinh doanh và những cá nhân giàu có, nhất là khu vực châu Á, “cất cánh”.
-
HDBank tuyển dụng 1.000 nhân viên sales toàn quốc
23-02-2022 17:27HDBank tuyển dụng hơn 1.000 vị trí sales mảng Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp và Kinh doanh bảo hiểm làm việc tại các điểm kinh doanh HDBank toàn quốc.
-
Thế giới đau đầu vì giá xăng dầu tăng
23-02-2022 17:07Giá dầu tăng cao đang góp phần làm tăng lạm phát, cản trở nỗ lực phục hồi kinh tế tại nhiều quốc gia
-
Các nhà sản xuất sữa công thức vi phạm nghiêm trọng quy tắc tiếp thị toàn cầu
23-02-2022 13:17Hầu hết các bậc cha mẹ và phụ nữ mang thai ở Trung Quốc, Anh… đều phải hứng chịu các chiến dịch tiếp thị sữa công thức quá khích.
-
Bộ Công thương: Tình trạng thiếu hụt xăng dầu cục bộ sẽ sớm được giải quyết
23-02-2022 09:25Theo Bộ Công thương, trường hợp các công cụ quỹ bình ổn giá có hạn, cần sử dụng công cụ thuế, phí để bình ổn giá xăng dầu trong nước.
Xem thêm: lmth.9018541a-ohk-pag-nav-gnohk-gnah-av-hcil-ud/nv.moc.enilnounuhp.www