Theo CNN, trong một tuyên bố mới đưa ra, BP cho biết sẽ rút khỏi Rosneft bằng việc bán 19,75% cổ phần của mình tại công ty dầu khí của Nga.
CEO của BP Bernard Looney cũng như cựu CEO Bob Dudley cũng sẽ từ chức hội đồng quản trị của Rosneft. Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức.
Quyết định của BP diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trước Nga – Ukraine.
BP rút khỏi công ty dầu khí Rosneft của Nga (Ảnh: Getty)
CNN cho biết BP, "một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Nga" sẽ chịu thiệt hại đáng kể với quyết định rút khỏi Rosneft. Theo đó lợi nhuận của BP vào năm sẽ thấp hơn khoảng 2 tỷ USD so với tính toán trước đó. Còn theo Reuters, BP sẽ thiệt hại khoảng 25 tỷ USD với quyết định của mình.
Năm 2021, BP nhận được doanh thu từ Rosneft dưới dạng cổ tức với tổng trị giá khoảng 640 triệu USD.
Tuy nhiên, BP nhấn mạnh quyết định này không ảnh hưởng đến các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn trong chiến lược chuyển từ dầu khí sang nhiên liệu carbon thấp và năng lượng tái tạo.
Giá dầu tiếp tục tăng mạnh
Cập nhật thị trường năng lượng, giá dầu tại châu Á vào đầu phiên sáng 28/2 tăng hơn 7 USD, sau khi căng thẳng leo thang tai Ukraine và nguy cơ các nước phương Tây cùng Nhật Bản tăng cường trừng phạt nhằm vào các ngân hàng Nga.
Giá dầu Brent tăng 5,46 USD, hay 5,6%, lên 103,39 USD/thùng, sau khi chạm mức cao 105,07 USD/thùng vào đầu phiên. Trong tuần trước, hợp đồng này ghi nhận mức cao kỷ lục trong hơn 7 năm là 105,79 USD/thùng, khi chiến dịch quân sự của Nga bắt đầu được triển khai.
Giá dầu ngọt nhẹ West Texas Intermediate (WTI) tăng 5,64 USD, hay 6,2%, lên 97,23 USD/thùng, sau khi giao dịch ở mức 99,1 USD/thùng. Giá dầu này lên đến 100,54 USD/thùng trong tuần trước.
Giới phân tích cho rằng xung đột leo thang tại Ukraine có thể sẽ thúc đẩy giá dầu tiếp tục tăng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.5452002182202202-agn-auc-tfensor-ihk-uad-yt-gnoc-iohk-tur-pb/et-hnik/nv.vtv