Bên cạnh đó, các thị trường xuất nhập khẩu lớn, truyền thống của Việt Nam có nguy cơ bị thu hẹp. Trước thực trạng này, hôm nay (31/1), Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài phiên đầu tiên của năm 2023 nhằm tìm ra các giải pháp để tăng cường xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới.
Canada là thị trường xuất khẩu rất quan trọng với Việt Nam, nhất là khi hiệp định CPTPP có hiệu lực. Khoảng một nửa các sản phẩm công nghiệp nội địa của Việt Nam đang xuất khẩu sang thị trường này, qua đó giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Hiện nay, thị trường này càng quan trọng hơn bởi Canada được đánh giá là nước phục hồi khả quan sau dịch bệnh và có tăng trưởng kinh tế cao trong khối G7. Nhiều giải pháp cần được triển khai để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này.
"Chúng tôi đang xây dựng hệ thống mạng lưới showroom của thương vụ tại các nhà hàng Việt ở khắp các tỉnh bang. Chúng tôi cũng đăng tải trực tiếp trực tuyến để cập nhật thông tin một cách kịp thời về đơn hàng cũng như nhu cầu của thị trường và thị hiếu để các doanh nghiệp của chúng ta có thể kịp thời nắm bắt", bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán Thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Canada, cho biết.
(Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Những rào cản thương mại được dự báo sẽ xuất hiện nhiều hơn trong thời gian tới, bởi hiện nay lạm phát, sức mua giảm đang là khó khăn chung của hầu hết các thị trường. Do đó giải pháp được đề ra là làm sao dự báo và khắc phục được các rào cản đó, tận dụng các thị trường hiện có, các hiệp định đã ký kết, đồng thời phát triển thêm thị trường mới, mặt hàng mới để thúc đẩy xuất khẩu.
Nam Mỹ được đánh giá là một trong những thị trường lớn và có nhiều tiềm năng Việt Nam cần quan tâm trong thời gian tới. Đây thị trường còn tương đối dễ tính với dân số đông. Thời gian qua, xuất khẩu sang thị trường này đã tăng trưởng tốt, nhưng dư địa vẫn còn rất lớn.
"Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có độ mở rất lớn, đã ký kết rất nhiều những hiệp định thương mại tự do đối với các nước và đối với thị trường Nam Mỹ không phải ngoại lệ. Đây cũng là trọng tâm của Chính phủ, của Bộ Công Thương trong thời gian tới là cần tiếp tục đàm phán và ký kết thêm nhiều hơn nữa để tạo lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam", Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay.
Thời gian qua, Bộ Công Thương cũng đã đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu, ký kết phối hợp với các tập đoàn lớn về phân phối trên nền tảng thương mại điện tử như Alibaba và Amazon. Đây cũng được xem là giải pháp quan trọng để thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh hiện nay.
VTV.vn - Tháng 1/2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của cả nước ước đạt 46,56 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022. Cán cân thương mại ước tính xuất siêu 3,6 tỷ USD.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.88544120213103202-uahk-taux-yad-cuht-iam-gnouht-neit-cux-gnouc-gnat/et-hnik/nv.vtv