vĐồng tin tức tài chính 365

Cho vay margin "hụt hơi" sau quý III tăng quá mạnh

2023-02-03 08:15

Kể từ đầu tháng 9/2022, VN-Index nối dài xu hướng giảm, tiếp tục lao dốc và ghi nhận mức thấp nhất 874,73 điểm vào ngày 16/11/2022. Chỉ số HNX-Index cũng chứng kiến mức giảm 55% so với hồi đầu năm.

Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán được lý giải đến từ ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô trên thị trường quốc tế, cùng với việc liên tiếp xảy ra các sự kiện “rúng động” thị trường trái phiếu, thêm vào đó động thái thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.

Những áp lực này đã khiến thanh khoản thị trường suy giảm mạnh với giá trị giao dịch trung bình trên 3 sàn đạt 17.004 tỷ đồng, giảm 21,24% so với 2021 và khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt 653,96 triệu cổ phiếu, giảm 11,30% so với năm trước đó.

Tính đến cuối tháng 12/2022, giá trị vốn hóa niêm yết trên HOSE đạt hơn 4,01 triệu tỷ đồng, giảm gần 4% so với tháng trước và tương đương 42,22% GDP năm 2022 (GDP theo giá hiện hành). Với sự sụt giảm mạnh này, vốn hóa sàn HoSE đã "bốc hơi" 1,79 triệu tỷ đồng trong năm 2022, thay vì mức 5,8 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2021.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán liên tục gặp khó khăn, hàng loạt cổ phiếu lao dốc khiến nhiều chủ doanh nghiệp, cổ đông lớn nhận các lệnh gọi ký quỹ (call margin). Điều này đã vô hình chung đẩy giá cổ phiếu xuống dưới cả mức định giá, khiến nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn và hạn chế dùng margin khi thị trường còn biến động.

Tính đến 31/12/2022, dư nợ cho vay của các công ty chứng khoán trên thị trường đạt khoảng 122.200 tỷ đồng, giảm 27% so với quý trước đó và giảm 38% so với cùng kỳ 2021. Theo thống kê, quý IV/2022 cũng là quý có dư nợ cho vay thấp nhất kể từ quý II/2021.

Trong top 10 công ty chứng khoán có quy mô cho vay margin lớn nhất, quán quân của cả hai quý là CTCP Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam với 13.600 tỷ đồng, giảm 17% so với quý III/2022, trong đó có 12.600 tỷ đồng đến từ cho vay margin.

Ở vị trí thứ hai chính là Chứng khoán SSI đạt 10.571 tỷ đồng, giảm 30%, còn Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) với dư nợ vào con số 9.354 tỷ đồng, giảm đến 40% so với quý trước.

Mặc dù dẫn đầu về thị phần môi giới, nhưng ở khoản mục cho vay margin thì Chứng khoán VPS chỉ xếp thứ 6 với dư nợ cho vay tại quý IV/2022 vào khoảng 6.100 tỷ đồng, giảm 30% so với thời điểm quý III/2022.

Nhiều đơn vị cũng ghi nhận dư nợ margin quý IV/2022 giảm so với quý trước như: Chứng khoán VNDirect (giảm 30%), Chứng khoán TP.HCM (giảm 32%), Chứng khoán VCI (giảm 20%),...

Trong top 10 công ty có dư nợ cho vay lớn nhất, Chứng khoán MB (MBS) ghi nhận có tốc độ thu hẹp quy mô cho vay nhanh nhất. Trong vòng 3 tháng cuối năm 2022, lượng khoản vay của công ty đã giảm đến gần 50% so với quý trước đó, chỉ còn xấp xỉ 3.760 tỷ đồng.

Xem thêm: lmth.809195a-hnam-auq-gnat-iii-yuq-uas-ioh-tuh-nigram-yav-ohc/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags: vay

“Cho vay margin "hụt hơi" sau quý III tăng quá mạnh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools