Bất kỳ ai từng gặp Satya Nadella – CEO Microsoft đều yêu mến ông ấy. Với những người chưa có cơ hội gặp gỡ, họ có thể có cái nhìn thoáng qua về vị sếp ở Microsoft thông qua cuốn tự truyện của ông: Một người thông minh, lịch sự.
Ông ấy luôn khiêm tốn, có niềm đam mê với môn cricket. Ông cũng là một người biết lắng nghe – luôn khuyến khích nhân viên phải chia sẻ quan điểm cá nhân cũng như giấc mơ về sự nghiệp của họ. Ông viết về Phật pháp nhưng không phải theo phong cách thời đại mới.
Con trai của ông sinh ra với bệnh bại não vì vậy Nadella luôn tìm cách hiểu về sự chịu đựng, đau khổ. Cũng đôi khi, ông thể hiện sự vui mừng khôn tả, ông đặc biệt không thể kiềm chế được cảm xúc khi nói về những công nghệ mới của Microsoft. Có lần, ông mô tả mình như trải qua “khoảnh khắc eureka” lần đầu tiên khi ông đeo một trong những thiết bị thực tế ảo hỗn hợp HoloLens của công ty. Cảm giác này, theo như ông viết là cái nhìn vào tương lai: “Trải nghiệm rất truyền cảm hứng, sống động, khiến một trong những thành viên ban lãnh đạo khóc”.
Và một lần nữa, dường như Nadella lại tìm thấy được cảm giác giống như “đây là tương lai”. Ngày 23/1, Microsoft tuyên bố khoản đầu tư thứ 3, trị giá 10 tỷ USD vào OpenAI – công ty đứng sau ChatGPT. Công cụ trí thông minh nhân tạo tiên tiến này cho phép người dùng đặt câu hỏi và nhận lại câu trả lời như cuộc đối thoại giữa người với người, thậm chí theo cách khá thú vị, hài hước.
Ngay lập tức, sự kỳ diệu của công nghệ này đã dẫn tới việc nhiều người đánh giá nó có thể đe doạ gã khổng lồ Google. Một số thậm chí còn tuyên bố: “Google đã chết”. Trong khi đó, một số khác cho rằng sức ảnh hưởng của nó còn vượt xa sự sụp đổ của Google: Đe dọa nhiều công việc của con người.
Nhưng có một sự thật đáng buồn là, 7 năm sau khi “khoảnh khắc HoloLens” xảy ra với Nadella, toàn bộ cơn địa chấn thực tế ảo hỗn hợp tại Microsoft đã chết trong lặng lẽ. HoloLens cũng chính là mảng chịu ảnh hưởng nặng nhất trong đợt sa thải 10.000 nhân viên gần đây. Điều đó để nói rằng, hiện tại ChatGPT có màn ra mắt bùng nổ, dễ sử dụng nên rất khó thể tưởng tượng được đây sẽ chỉ là 1 hiện tượng nhất thời rồi sẽ chìm nghỉm.
Không khó để hiểu được cách Microsoft vốn mang trong mình sức mạnh trong mảng điện toán đám mây và phần mềm doanh nghiệp có thể sử dụng những mô hình GPT cơ bản của OpenAI để làm mới lại toàn bộ sản phẩm của mình. Về phần Nadella – ông đang có 100% năng lượng và khả năng bùng cháy cùng tham vọng phục hồi lại công ty về thời kỳ đỉnh cao của sự đổi mới công nghệ khi mà họ đã bỏ lỡ cơ hội thời có sự xuất hiện của mạng xã hội và điện thoại thông minh.
Vậy liệu ChatGPT có thể trở thành “khoảnh khắc” của Nadella không?
Cổ phiếu của Microsoft đã cho câu trả lời là KHÔNG. Diễn biến cổ phiếu của công ty này hiếm khi tăng lên kể từ 29/11 – ngày trước khi OpenAI cho ra mắt ChatGPT. Với lý do rủi ro nền kinh tế chậm lại – làm đóng băng nhu cầu với những phần mềm của Microsoft và dịch vụ điện toán đám mây, các nhà đầu tư cũng tỏ ra lo ngại trong ngắn hạn về việc phải trả giá đắt cho những lời hứa hẹn của Nadella về AI.
Tuy nhiên, họ không nên đánh giá thấp lòng nhiệt tình của ông. Cần phải nhớ rằng, ông từng đứng đầu dự án Bing – công cụ tìm kiếm của Microsoft khi Google đang thành công vượt bậc. Ông cũng dẫn dắt mảng cung cấp dịch vụ điện toán đám mây gọi là Azure khi mà dịch vụ này đang bị Amazon Web Service thống trị. Điều này khiến ông trở nên mất kiên nhẫn với công cụ tìm kiếm AI cho những mục đích của riêng công ty. Ông muốn chúng được nhúng vào các sản phẩm để thu hút khách hàng. Với Bing – với chỉ 7% lượng tìm kiếm tại Mỹ, việc sớm kết hợp với ChatGPT sẽ giúp họ giành lại thị phần từ Google.
Microsoft dường như muốn kiểm tra các sản phẩm như Office và Window với công nghệ GPT. Với điện toán đám mây, Microsoft cũng hưởng lợi bởi OpenAI đã xây dựng và đào tạo những mô hình GPT của họ trên Azure và có thể cung cấp dịch vụ chatbot cho khách hàng Azure. Càng sử dụng nhiều, chúng ta càng nhận được dịch vụ tốt hơn.
Dĩ nhiên, Microsoft không phải là người chơi duy nhất trong mảng này. Trong số những nhà cung cấp điện toán đám mây khác có Alphabet đã có những mẫu chatbot quyền lực hơn GPT. Nhưng cho tới nay, khả năng để cạnh tranh của họ khá hạn chế.
Alphabet một nhóm người ghét bỏ, gán cho mác mang một rủi ro lớn về danh tiếng nếu AI giống con người khuếch đại những thành kiến và mối quan tâm về quyền riêng tư của công nghệ tiêu dùng hiện tại. Kết quả là họ đang chịu sự chỉ trích của cơ quan quản lý: Một vụ kiện được đệ trình vào ngày 24/1 bởi Bộ Tư pháp Mỹ và tám tiểu bang kêu gọi chia tách hoạt động kinh doanh công nghệ quảng cáo của Google.
Nói tóm lại, Microsoft có một khởi đầu thuận lợi quý giá và Nadella không muốn phung phí một giây phút nào. Tuy nhiên, câu hỏi lớn không phải là ai sẽ thắng. Trong những ngày đầu này, điều đó giống như hỏi, vào buổi bình minh của thế kỷ 19, ai sẽ đứng đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp.
Vấn đề quan trọng hơn là bất kỳ công ty nào cần phải được trang bị tốt như thế nào để xử lý các tác động tiềm ẩn của việc giới thiệu ra những công nghệ mới sẽ thực hiện công việc trước đây do con người thực hiện, nhưng không có khả năng cũng như đạo đức để kiểm tra độ tin cậy kết quả công việc của công nghệ đó.
Rủi ro của việc tuyên truyền lỗi hoặc tệ hơn là thông tin sai lệch, là rất nghiêm trọng. Nguy cơ phản ứng dữ dội của xã hội cũng vậy nếu những người lao động tri thức cảm thấy công việc của họ bị đe dọa - mặc dù nếu công nghệ thành công, về lâu dài, nó có thể là một lợi ích cho việc tạo việc làm.
Tuy nhiên, cách tiếp cận ban đầu của Microsoft đối với những cạm bẫy tiềm ẩn đang cho thấy là họ rất khôn ngoan. Đầu tư vào OpenAI đặt ChatGPT vào vị trí là điều kiện hay thực tế rằng các bên trong một giao dịch là độc lập nếu có sự cố xảy ra.
Nhưng cuối cùng, với việc GPT được nhúng vào tất cả các sản phẩm của Microsoft, công cụ này sẽ phải chịu trách nhiệm lớn về kết quả. Trong trường hợp đó, sự chú ý sẽ tập trung vào la bàn đạo đức của chính Microsoft nói chung và Nadella nói riêng.
Nguồn: The Economist