"Đòn bẩy" cho doanh nghiệp thép
Theo TTXVN, theo kế hoạch năm 2023, chủ trương của Chính phủ là tập trung đẩy mạnh đầu tư công để phục hồi và phát triển kinh tế, quyết tâm rất cao của Chính phủ thể hiện rất rõ là nguồn vốn luôn sẵn sàng, đồng thời luôn đôn đốc quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện chỉ tiêu kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công.
Theo ông Nguyễn Văn Sưa, chuyên gia ngành thép, đây được coi là “đòn bẩy” cho các doanh nghiệp thép, giúp tạo "điểm sáng" bù đắp phần nào cho sự yếu kém của lĩnh vực bất động sản nhà ở. Dự kiến sẽ có 793.000 tỷ đồng dành cho giải ngân đầu tư công vào năm 2023, tăng 34% so với kế hoạch đầu tư công năm 2022.
Ông Sưa cho rằng, để giúp thị trường thép phục hồi, Chính phủ và các địa phương, bộ, ngành cần đẩy nhanh giải ngân đầu tư công cũng như triển khai hỗ trợ doanh nghiệp thép nội địa giữ vững thị phần và có động lực để phát triển. Trong năm qua, chúng ta chỉ giải ngân được hơn 58,3% số vốn, như vậy là còn nhiều vấn đề cản trở.
Nhận định của Hiệp hội Thép thế giới (WSA) cho thấy, nhu cầu thép thế giới sẽ tăng trở lại khoảng 1% trong năm 2023 nhờ động lực là đầu tư công cũng như tình hình thiếu hụt năng lượng đã được kiểm soát trên thế giới; trong đó, khu vực ASEAN sẽ dẫn đầu tăng trưởng về tiêu thụ thép nhờ định hướng đầu tư mạnh mẽ cho cơ sở hạ tầng. Đây được kỳ vọng sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu chính của thép Việt Nam trời thời gian tới.
Ngoài ra, nguồn cung thép thị trường châu Âu trong năm 2023 được dự báo tiếp tục thiếu hụt do giá năng lượng cao. Các doanh nghiệp của Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.
Theo dự báo của VSA, tình trạng khó khăn, thua lỗ của doanh nghiệp thép kéo dài hết quý 4 và có thể sẽ còn tiếp tục trong đầu năm 2023 do hoạt động xuất khẩu kém khả quan, cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất; các chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất, tỷ giá leo thang có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu và hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong ngành thép.
Nhưng với các giải pháp mạnh mẽ trong giải ngân vốn đầu tư công cho các dự án xây dựng, giao thông… thị trường thép vẫn nhìn thấy những "điểm sáng" trong năm 2023.
Theo Bnews, nhận định của các chuyên gia từ Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCBS), giá thép có thể hồi phục tốt hơn trong năm 2023, chủ yếu đến từ nhu cầu của thị trường Trung Quốc khi kỳ vọng các chính sách kích thích lại thị trường bất động sản bắt đầu có hiệu quả; trong đó Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có dự định đưa ra gói hỗ trợ cho vay 200 tỷ Nhân dân tệ lãi suất thấp giúp tái cơ cấu các dự án bất động sản.
Cùng đó, Trung Quốc dỡ bỏ phong tỏa giúp nhu cầu tiêu thụ sắt thép ổn định trở lại và đẩy mạnh đầu tư công, đặc biệt chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng để thúc đẩy nền kinh tế.
Còn với, Agriseco (Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank) cho rằng, sự thiếu hụt năng lượng tại châu Âu có thể khiến một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng phải cắt giảm sản lượng, bao gồm sản xuất thép. Điều này có thể tạo ra những cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cho doanh nghiệp vào khu vực này trong năm tới.
Xuất khẩu thép có thể bật tăng trở lại từ giữa năm 2023
Theo Cafeland, trong bối cảnh thị trường thép toàn cầu vẫn còn nhiều thách thức về cạnh tranh và rào cản thương mại, tình hình xuất khẩu thép của Việt Nam chỉ có thể khởi sắc trở lại từ quý 2/2023.
Năm 2022, triển vọng đầu tư và nhu cầu sử dụng thép tại nhiều nước trên thế giới đã thu hẹp đáng kể do lãi suất tăng và sức mua suy yếu. Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tình trạng này sẽ còn tiếp diễn khi làn sóng thắt chặt chính sách tiền tệ được dự báo vẫn kéo dài đến tháng 5/2023.
VDSC cho rằng, áp lực tăng lãi suất dịu bớt trên toàn cầu từ quý 3/2023 sẽ khuyến khích nhu cầu thép toàn cầu. Các doanh nghiệp xuất khẩu thép của Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ các thị trường lớn như EU, Mỹ… qua đó cải thiện đáng kể về kim ngạch xuất khẩu.
Theo Hiệp hội Thép thế giới (WSA), nhu cầu thép thế giới sẽ giảm 2,3% trong năm 2022 và tăng bật tăng trở lại 1% trong năm 2023 nhờ động lực là đầu tư công cũng như tình hình thiếu hụt năng lượng đã được kiểm soát.
Cụ thể, khu vực ASEAN sẽ dẫn đầu tăng trưởng về tiêu thụ thép nhờ định hướng đầu tư mạnh mẽ cho cơ sở hạ tầng. Đây được kỳ vọng sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu chính của thép Việt Nam trời thời gian tới.
Ngoài ra, nguồn cung thép thị trường Châu Âu trong năm 2023 được dự báo tiếp tục thiếu hụt do giá năng lượng cao. Theo đó, các doanh nghiệp của Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.
Mặc khác, xuất khẩu thép của Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi nhờ tiêu thụ thép của Mỹ vẫn tăng trưởng trong năm 2022 và 2023 nhờ nhu cầu ô tô bật tăng sau dịch, chuỗi cung ứng bớt tắc nghẽn và đầu tư cho khai thác năng lượng tăng.
Tuy nhiên, VDSC không kỳ vọng một sự bật tăng mạnh về xuất khẩu trong nửa đầu năm 2023, trong bối cảnh ngày càng nhiều thách thức về cạnh tranh và rào cản thương mại mại ngày càng gia tăng.
Mới đây, Mỹ đã nới hạn ngạch nhập khẩu cho thép Nhật, EU từ đầu năm 2022. Trong khi đó, EU cũng đã gia tăng biện pháp bảo hộ đối với tôn mạ của Việt Nam từ 1/7/2022 đến 30/6/2024.
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), xuất khẩu sắt thép của cả nước đạt 6,95 triệu tấn, trị giá 6,88 tỷ USD, giảm 37,4% về lượng và giảm 29% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Những tháng gần đây, kim ngạch xuất khẩu liên tục sụt giảm, thực hiện trong tháng 10 chỉ còn 367 triệu USD, trong khi tháng 9 đạt 458 triệu USD, tháng 8 đạt 462 triệu USD. Cụ thể, thời gian qua, thép Việt Nam đã gia tăng xuất khẩu tới các thị trường khó tính, tiêu chuẩn cao như Mỹ, EU, giảm dần tỷ trọng sang khu vực ASEAN, Trung Quốc.
Theo báo cáo từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản xuất và nhu cầu thép trong suốt năm 2022 vừa qua được đánh giá chưa thực sự tốt, nhiều doanh nghiệp đối mặt với khó khăn do chi phí tăng cao, giá thép biến động mạnh và lượng hàng tồn kho lớn.
VSA cho biết, trong 11 tháng năm 2022, kinh tế toàn cầu khó khăn khi lạm phát tăng cao, các ngành sản xuất tăng trưởng chậm lại; trong đó có các ngành công nghiệp sử dụng thép.
Giá nguyên liệu sản xuất thép biến động mạnh. Cụ thể giá các loại quặng sắt, thép phế, than cốc hồi đầu quý 2 và quý 3/2022 đến nay liên tục giảm, với mức giảm từ 50-60% so với hồi quý 1/2022, các doanh nghiệp sản xuất thép bị ảnh hưởng rất lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, hiệu quả thấp.
Trên thế giới, một số tập đoàn thép lớn có kế hoạch đóng cửa lò cao và tại Việt Nam, các nhà máy thép lớn cũng đã phải dừng hoạt động lò cao như Hòa Phát, Formosa, Tisco… hoặc giãn kế hoạch sản xuất như Thép Miền Nam, Maruichi Sunsco…
Sản xuất thép xây dựng trong tháng 11 tiếp tục sụt giảm so với các tháng trước và cùng kỳ 2021 do một số công ty thép cắt giảm sản xuất. Cụ thể, sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 11 đạt 682.000 tấn, giảm 5,28% so với tháng trước và giảm 37,2% so với tháng 11/2021.
Tiêu thụ thép giảm mạnh 22,73% và chỉ đạt hơn 874.000 tấn, ngang bằng với cùng thời điểm năm 2021; trong đó, xuất khẩu thép xây dựng đạt hơn 97.000 tấn, giảm hơn 52% so với tháng 11/2021.
Đào Vũ (T/h)