vĐồng tin tức tài chính 365

Thị trường tài chính 24h: Dự báo chứng khoán sẽ biến động mạnh trong nửa đầu năm

2023-02-04 05:35

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 3/2 giảm 20.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã tăng thêm 100.000 đồng/lượng cả hai chiều mua vào và bán, hiện niêm yết tại 66,70 – 67,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm mạnh 37,5 USD xuống 1.912,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và đi ngang quanh ngưỡng trên cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 101,64 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 3/2 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.606 đồng/USD, giảm 2 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.280 – 23.620 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 23.800 USD, thì sang phiên hôm nay đã đuối sức và giảm nhẹ về gần 23.400 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,23 USD (+0,3%), lên 76,11 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,29 USD (+0,35%), lên 82,46 USD/thùng.

VN-Index giảm nhẹ

Tâm lý thận trọng khiến thị trường rung lắc, VN-Index liên tục đổi sắc cùng thanh khoản tiếp tục sụt giảm mạnh và đóng cửa giảm nhẹ.

Dòng tiền phiên này chuyển hướng qua nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, với tâm điểm vẫn là các cổ phiếu được hưởng lợi từ đầu tư công.

Điều đáng nói là thanh khoản thị trường tiếp tục sụt giảm và dòng tiền chuyển hướng dành sự ưu ái cho các cổ phiếu vừa và nhỏ.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 21,88 triệu đơn vị, giá trị mua ròng đạt 568,76 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 3/2: VN-Index giảm 0,44 điểm (-0,04%), xuống 1.077,15 điểm; HNX-Index giảm 0,02 điểm (-0,01%), xuống 215,28 điểm; UPCoM-Index tăng 0,66 điểm (+0,88%) lên 75,54 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite của thị trường chứng khoán Mỹ tăng vọt trong phiên thứ Năm (2/3) nhờ đà bùng nổ của cổ phiếu Meta (Facebook).

Cổ phiếu Meta (Facebook) đã bất ngờ tăng tới hơn 23%, phiên tăng mạnh nhất từ năm 2013, sau khi công bố khoản mua lại cổ phiếu trị giá 40 tỷ USD và cho biết sẽ cắt giảm 5 tỷ USD chi phí vào năm 2023.

Các cổ phiếu công nghệ vốn hoá lớn khác cũng tăng mạnh với Alphabet tăng gần 7,3%, Amazon vọt 7,4%, Apple tăng 3,7%, Microsoft tăng 4,7%...

Kết thúc phiên 2/2, chỉ số Dow Jones giảm 39,02 điểm (-0,11%), xuống 34.053,94 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 60,55 điểm (+1,47%), lên 4.179,76 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 384,50 điểm (+3,25%), lên 12.200,82 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong bảy tuần, được củng cố bởi hiệu suất mạnh mẽ của Nasdaq đêm qua trên Phố Wall.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,39%, lên 27.509,46 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 16/12/2022. Chỉ số này tăng 0,46% trong tuần.

Chỉ số Topix tăng 0,26% lên 1.970,26 nhưng mất 0,6% trong tuần.

“Triển vọng của các công ty đã được phản ánh rõ ràng trong giá cổ phiếu của họ, chẳng hạn như Sony,” Takamasa Ikeda, nhà quản lý danh mục đầu tư cấp cao tại GCI Asset Management cho biết.

Phiên này, cổ phiếu Tập đoàn Sony đã tăng 6,18% sau khi nhà sản xuất trò chơi này tăng dự báo lợi nhuận và nâng mục tiêu doanh số máy chơi game PlayStation 5 thêm 1 triệu chiếc lên 19 triệu chiếc trong năm tài chính này.

Cổ phiếu Z Holdings đã tăng 12,21% sau khi thông báo sáp nhập với công ty ứng dụng nhắn tin Line Corp và công ty internet Yahoo Nhật Bản.

Kawasaki Kisen tăng 4,49% sau khi hãng vận tải biển này nâng dự báo cổ tức cả năm.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, với việc các quỹ nước ngoài ngừng mua vào sau gần một tháng mua ròng, khi các nhà đầu tư xem xét sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc sau đợt tăng giá cổ phiếu do kỳ vọng.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,68% xuống 3.263,41 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,95% xuống 4.141,63 điểm và giảm 1% trong tuần.

Nhà đầu tư nước ngoài đã phá vỡ chuỗi mua vào kể từ ngày 4/1 với việc quay ra bán ròng 4,2 tỷ nhân dân tệ (622,74 triệu USD) cổ phiếu Trung Quốc thông qua Chương trình kết nối chứng khoán vào thứ Sáu.

Chứng khoán Hồng Kông tiếp tục giảm do ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu công nghệ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,36% xuống 21.660,47 điểm và đánh rơi 4,5% trong tuần qua. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,58% xuống 7.387,02 điểm.

Các đại gia công nghệ niêm yết tại Hồng Kông mất 1,3% trong phiên này và trở thành lực cản lớn nhất đối với thị trường.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, được hỗ trợ bởi các nhà khai thác nền tảng trực tuyến, nhưng lần đầu tiên trong năm nay đã kết thúc tuần giảm điểm.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 11,52 điểm, tương đương 0,47% lên 2.480,40 điểm. Trong tuần, chỉ số này giảm 0,15%, kết thúc chuỗi tăng kéo dài bốn tuần.

Cổ phiếu của Naver đã tăng 5,67% sau khi báo cáo doanh thu quý IV cao hơn dự báo, cổ phiếu Instant messenger Kakao tăng 4,19%, với cả hai cổ phiếu đều đạt mức cao nhất kể từ giữa tháng 9/2022.

Kết thúc phiên 3/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 107,41 điểm (+0,39%), lên 27.409,46 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 22,26 điểm (-0,68%), xuống 3.263,41 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 298,89 điểm (-1,36%), xuống 21.660,47 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 11,52 điểm (+0,47%), lên 2.480,40 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Ngân hàng Nhà nước bơm ròng hỗ trợ thanh khoản, lãi suất có giảm?

Dữ liệu về diễn biến giao dịch của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trên thị trường mở cho thấy, cơ quan này đã liên tục bơm thanh khoản cho hệ thống ngân hàng trong các phiên giao dịch sau Tết Nguyên đán 2023..>> Chi tiết

- Nóng cuộc chiến cạnh tranh thị phần môi giới chứng khoán

Giao dịch trên thị trường chứng khoán hạ nhiệt phần nào đã làm thu hẹp đáng kể doanh thu từ mảng môi giới và hoạt động cho vay ký quỹ của công ty chứng khoán. Sức nóng cạnh tranh trên thị trường này càng thêm nhiệt..>> Chi tiết

- 2023: Sóng thần hay sóng lăn tăn?

Có sự đồng thuận cao giữa các chuyên gia trong dự báo về diễn biến thị trường chứng khoán năm 2023: biến động mạnh trong nửa đầu năm, nhưng từ sau quý II có thể hồi phục..>> Chi tiết

- Khi chứng khoán trở thành đam mê

Năm 2022, thị trường chứng khoán đã lấy đi nhiều nước mắt và cả niềm tin, nhưng cũng để lại những bài học lớn cho chúng ta..>> Chi tiết

- IMF: Các ngân hàng trung ương nên tuân thủ cách tiếp cận lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn

Hôm thứ Năm (2/2), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, các ngân hàng trung ương toàn cầu cần nói rõ với thị trường tài chính về nhu cầu có thể duy trì lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn để đưa lạm phát trở lại mục tiêu một cách bền vững..>> Chi tiết

Xem thêm: lmth.715413tsop-man-uad-aun-gnort-hnam-gnod-neib-es-naohk-gnuhc-oab-ud-h42-hnihc-iat-gnourt-iht/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Thị trường tài chính 24h: Dự báo chứng khoán sẽ biến động mạnh trong nửa đầu năm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools