Cũng theo Thủ tướng, xuất khẩu vẫn đang phụ thuộc vào doanh nghiệp có vốn nước ngoài (FDI) nên cần điều chỉnh lại. Ngoài ra, cần đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng, chuyển đổi xuất khẩu từ tiểu ngạch sang chính ngạch.
Đặc biệt, phải thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo thói quen người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.
Thủ tướng cũng yêu cầu ngành công thương tập trung hoàn thành các quy hoạch năng lượng, đảm bảo tiến độ và chất lượng, đặc biệt lưu ý giá điện phải phù hợp với sức chịu đựng của nền kinh tế. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, gắn với chuyển đổi số...
Cũng tại hội nghị, ông Phan Văn Chinh - cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương - cho rằng chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu 6%, kim ngạch xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 393 - 394 tỉ USD, tăng thêm khoảng 22 tỉ USD, là rất thách thức.
Bởi hoạt động xuất khẩu đang tồn tại nhiều hạn chế như tăng trưởng cao nhưng chưa bền vững, cán cân thương mại song phương với một số thị trường lớn chưa hợp lý...
Theo ông Chinh, để đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu, ngành công thương phải thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, các hoạt động đối ngoại, các hợp tác song phương và đa phương để duy trì, mở rộng và tìm kiếm thị trường, khai thác tối đa dư địa xuất khẩu của các ngành, lĩnh vực có lợi thế và thế giới có nhu cầu.
Ngoài ra, sẽ tăng cường xúc tiến thương mại thị trường trong nước, đẩy mạnh phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử để mở rộng tiêu dùng nội địa, phát triển thương hiệu hàng Việt Nam...
Cần thêm kinh phí xúc tiến thương mại
Theo ông Vũ Bá Phú, cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), dù có nhiều chương trình thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và nước ngoài nhưng kinh phí chương trình xúc tiến thương mại quốc gia vẫn giữ ở mức 136 tỉ đồng/năm (khoảng 5,7 triệu USD) là chưa tương xứng.
Trong khi đó, các nước đều dành nhiều kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại, như Thái Lan là 74,6 triệu USD, Trung Quốc là 15 triệu USD, Hàn Quốc là 330 triệu USD...
Việc hạn chế kinh phí khiến hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam còn hạn chế. Do đó, theo ông Phú, cần nâng cao hơn sự đầu tư cho công tác quảng bá, phát triển thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu...
Thương vụ Việt Nam tại Pakistan vừa cảnh báo doanh nghiệp đang hoạt động xuất khẩu hàng hóa lưu ý trong thanh toán do Ngân hàng Nhà nước Pakistan có những thay đổi về chính sách.
Xem thêm: mth.22944552230203202-dsu-it-493-ueit-cum-tad-uahk-taux-3202-man/nv.ertiout