Rằm tháng Giêng Phật giáo gọi lễ Thượng nguyên cầu thiên quan giáng phúc. Ảnh: GIÁP NGUYỄN |
Thượng tọa Thích Giác Chí, trụ trì chùa Từ Vân (xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM), cho biết: "Rằm tháng Giêng còn gọi là tết Nguyên tiêu. Nguyên là đầu, tiêu là trăng, rằm đầu tiên trăng tròn.
Thượng tọa Thích Giác Chí, trụ trì chùa Từ Vân. Ảnh: NVCC |
Nhà chùa cúng cầu an, chỉ cúng hoa quả, chè xôi. Cúng hoa quả là tượng trưng cho nhân quả. Ngũ quả tượng trưng cho ngũ thường: Nhân lễ nghĩa trí tín.
Cúng trái cây ngày Rằm tháng Giêng. Ảnh: GIÁP NGUYỄN |
Tết Nguyên tiêu nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới, “Nguyên” nghĩa là thứ nhất, “Tiêu” nghĩa là đêm. Ngoài ra tết Nguyên tiêu còn được gọi là tết Thượng nguyên để phân biệt với tết Trung nguyên (Rằm tháng Bảy) và tết Hạ nguyên (Rằm tháng Mười)".
Người dân đi chùa ngày Rằm tháng Giêng. Ảnh: NGUYỆT NHI |
Tết Nguyên tiêu là một ngày lễ quan trọng với người theo Phật giáo. Do đó, dân gian có câu nói: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.
Ngoài ra gia chủ thắp đèn như câu ca dao: Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời/ Cầu cho cha mẹ sống đời với con thể hiện lòng hiếu kính của con cái cầu an cho cha mẹ "sống đời", sống thọ với con. |
Ngày này người dân sắm lễ vật, hương hoa (chủ yếu đồ chay) để dâng cúng Phật và gia tiên.
Rằm tháng Giêng năm Quý Mão (tức ngày 15-1 âm lịch) là ngày 5-2-2023. Theo lịch vạn niên năm nay, ngày rằm năm nay là ngày Giáp Ngọ, tháng Giáp Dần, năm Quý Mão lại là ngày Chủ nhật thuận tiện cho Phật tử đi chùa cầu an, nhiều gia đình còn hành hương. |
Ngày nay, nhiều người dân cúng rằm tháng Giêng có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.