Vậy khi tìm việc trên các sàn việc làm Biên Hòa, Vũng Tàu hay TP.HCM…bạn sẽ có nhiều khả năng gặp các câu hỏi nào?
Bạn hãy giới thiệu về bản thân
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn kết nối, tạo không khí cho buổi phỏng vấn. Đồng thời, họ còn muốn biết bạn có phù hợp với vị trí tuyển dụng, có giải quyết được vấn đề doanh nghiệp đang cần không.
Vậy nên, bạn đừng chỉ nói về tên tuổi, quê quán, tốt nghiệp trường gì… như trong CV đã nêu, thay vào đó, hãy nói về điểm mạnh của bản thân và trải nghiệm hiếm có. Từ đó khẳng định, bạn sẽ giải quyết được vấn đề cụ thể cho doanh nghiệp. Đó là cách trả lời giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Bạn biết công việc này từ đâu?
Với câu hỏi phỏng vấn xin việc này, nhà tuyển dụng muốn biết, bạn có thực sự chủ động, có nỗ lực trong quá trình tìm việc và có nghiêm túc với cơ hội việc làm mới không?
Nếu bạn nói: “Em vô tình đọc được thông tin tuyển dụng”. Hay “Em không nhớ đã tìm thấy thông tin ở đâu”... sẽ bị sớm bị loại vì không cho thấy được sự nghiêm túc và quyết tâm muốn có công việc.
Do vậy, để ghi điểm với câu hỏi này, bạn cần thể hiện đã nỗ lực trong quá trình tìm kiếm công việc ra sao và trân trọng cơ hội mới thế nào.
Vì sao bạn hứng thú với công việc này?
Nhiều bạn nghĩ chỉ cần dành những lời “có cánh” để tán dương công việc là sẽ ghi điểm với câu hỏi này. Ví dụ: lương cao, nhiều phúc lợi, có cơ hội phát triển bản thân, thăng tiến…
Tuy nhiên, đó là câu trả lời cho thấy bạn chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân. Bạn cần để nhà tuyển dụng thấy, doanh nghiệp cũng sẽ nhận được giá trị gì từ bạn. Hãy chỉ ra những phẩm chất, kỹ năng phù hợp với vị trí công việc mới, từ đó cho thấy bạn có khả năng tạo ra kết quả và đóng góp cụ thể cho doanh nghiệp.
Hãy nói về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Đây là câu hỏi trực tiếp nên không khó để trả lời. Tuy nhiên, cách lựa chọn điểm mạnh, điểm yếu lại chỉ ra năng lực của bạn.
Đầu tiên, dù là điểm mạnh thì nó phải liên quan tới công việc hiện tại, càng cụ thể càng tốt. Bạn không thể lựa chọn một điểm mạnh không liên quan hay không ứng dụng vào công việc. Hơn nữa, điểm mạnh phải cho thấy sự vượt trội của bạn., còn điểm yếu cần để nhà tuyển dụng thấy thái độ sẵn sàng thay đổi.
Kế hoạch của bạn trong 5 năm tới là gì?
Thật khó để biết được 5 năm tới sẽ như thế nào. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cũng không nhất thiết cần câu trả lời chính xác. Điều họ quan tâm chỉ là bạn đã nghĩ về việc này chưa, có thực sự hiểu công việc đang làm không. Do đó, chỉ cần chia sẻ: “Em đã từng nghĩ tới nhưng bản thân thấy chưa đủ sức để đặt mục tiêu ở tầm nhìn xa. Nhưng em luôn đặt tâm huyết và phải hoàn thành tốt công việc trước mắt” là bạn đã thuyết phục được nhà tuyển dụng.
Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?
Ngoài việc hiểu đúng về ứng viên, nhà tuyển dụng cũng muốn biết, bạn có điểm gì băn khoăn, chưa rõ. Do đó, bạn đừng ngạc nhiên khi nhận câu hỏi này. Càng không nên trả lời “Em không có câu hỏi nào” hay vì không biết hỏi gì nên bạn đành đặt câu hỏi bất kì.
Trước buổi phỏng vấn, bạn nên hỏi lại bản thân, rằng đó có phải là công việc bạn mơ ước, nó có thực sự phù hợp không. Từ đó bạn sẽ tìm ra những điểm thắc mắc, những điều cần làm rõ để hỏi trong khi phỏng vấn và có thể đưa ra quyết định đúng đắn.
Trên đây là 6 câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp. Hi vọng khi hiểu rõ mục đích của nhà tuyển dụng, bạn sẽ có câu trả lời chất lượng.