Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 6/2 tăng 100.000 đồng/lượng chiều mua vào nhưng giảm 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã giảm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 66,40 – 67,22 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm mạnh 48,3 USD xuống 1.864,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục lên 1.880 USD, nhưng đã lùi về gần 1.870 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,27 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 6/2 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.611 đồng/USD, tăng 5 đồng so với cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.300 – 23.640 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 23.300 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục giảm và về gần 22.800 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,04 USD (-0,05%), xuống 73,35 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,07 USD (+0,09%), lên 80,01 USD/thùng.
VN-Index bật tăng về cuối ngày
Trong phiên sáng, áp lực bán chiếm áp đảo khiến thị trường yếu đi từ sớm, VN-Index lùi về dưới mốc 1.070 điểm nhưng đã bật nhẹ lên trên tham chiếu nhờ một số cổ phiếu lớn đứng vững.
Bước sang phiên chiều, nhà đầu tư giao dịch cầm chừng khiến VN-Index gần như chỉ đi ngang trong biên độ hẹp. Tuy nhiên, bất ngờ đã đến trước khi thị trường bước vào đợt khớp lệnh ATC với lực cầu đột ngột tăng mạnh vào nhóm bluechip với tâm điểm là dòng bank giúp VN-Index tiến sát mốc 1.090 điểm và đóng cửa tại vùng giá cao nhất ngày.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 16,11 triệu đơn vị, giá trị mua ròng đạt 407,01 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 6/2: VN-Index tăng 12,14 điểm (+1,13%) lên 1.089,29 điểm; HNX-Index giảm 0,81 điểm (-0,38%), xuống 214,47 điểm; UPCoM-Index tăng 0,43 điểm (+0,56%) lên 75,96 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall giảm điểm vào ngày thứ Sáu (3/2) khi báo cáo việc làm mạnh mẽ khiến một số nhà đầu tư lo ngại rằng Fed.
Dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ trong tháng 1/2023 đã tạo ra thêm 517.000 việc làm, cao hơn nhiều so với dự báo tăng 187.000 việc làm từ Dow Jones trong tháng trước. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm vượt mức 3,5% sau khi tăng hơn 12 điểm sau báo cáo.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones giảm 0,15%, S&P 500 tăng 1,62%, còn Nasdaq Composite tăng 3,31%.
Kết thúc phiên 3/2, chỉ số Dow Jones giảm 127,93 điểm (-0,38%), xuống 33.926,01 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 43,28 điểm (-1,04%), xuống 4.136,48 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 193,86 điểm (-1,59%), xuống 12.006,96 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng, do đồng yên yếu hơn đã thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô và các nhà xuất khẩu khác, trong khi các công ty thương mại tăng nhờ triển vọng lợi nhuận khả quan.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,67% lên 27.693,65 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 15/12/2022. Chỉ số Topix tăng 0,45% lên 1.979,22 điểm.
Đồng yên suy yếu xuống mức thấp nhất trong ba tuần so với đồng USD, sau khi có báo cáo rằng Phó thống đốc Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) Masayoshi Amamiya sẽ đảm nhiệm vị trí thống đốc tiếp theo, cũng như dữ liệu việc làm mạnh mẽ Mỹ cho thấy Fed có thể duy trì quan điểm diều hâu lâu hơn.
Jun Morita, Tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu tại Chibagin Asset Management, cho biết: “Đồng yên suy yếu và nền kinh tế Mỹ có vẻ vững chắc, đó là kịch bản tốt nhất cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản”.
Theo đó, chỉ số ngành ô tô hưởng lợi và tăng 1,35%, với Toyota Motor và Honda Motor tăng lần lượt 1,16% và 1,88%, Mitsubishi Motors tăng 4,95%.
Cổ phiếu các công ty thương mại tăng 2,38%, sau khi Mitsui & Co và Mitsubishi Corp nâng dự báo lợi nhuận cả năm và hứa trả cổ tức cao hơn.
Cổ phiếu Mitsubishi Corp tăng 7,84%, Sumitomo Corp tăng 1,34% và Mitsui tăng 0,99%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, do căng thẳng địa chính trị Trung-Mỹ gia tăng về vụ khinh khí cầu bị nghi ngờ thu thập thông tin gián điệp đã làm sứt mẻ tâm lý nhà đầu tư.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,76% xuống 3.238,70 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,32% xuống 4.086,88 điểm.
Một máy bay chiến đấu của quân đội Mỹ đã bắn hạ một khinh khí cầu bị nghi là do thám của Trung Quốc hôm thứ Bảy, một tuần sau khi nó lần đầu tiên xâm nhập không phận Mỹ và gây ra một câu chuyện gián điệp kịch tính làm lu mờ quan hệ Trung-Mỹ vốn đã căng thẳng.
Chứng khoán Hồng Kông giảm mạnh, khi nhóm cổ phiếu công nghệ lớn lao dốc.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2,02% xuống 21.222,16 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,68% xuống 7.189,37 điểm.
Các gã khổng lồ công nghệ niêm yết tại Hồng Kông đã giảm 3,7%, kéo chỉ số Hang Seng xuống mức thấp nhất trong một tháng, sau khi phục hồi mạnh mẽ kể từ cuối tháng 10 khi các nhà đầu tư đặt cược vào việc mở cửa trở lại nền kinh tế của Trung Quốc và các biện pháp khác để hỗ trợ tăng trưởng.
Hao Hong, nhà kinh tế trưởng của Grow Investment Group, cho biết: “Sau khi Hang Seng-Index tăng 50% và nhiều chỉ số khác trên thị trường lớn khác của Trung Quốc, những rạn nứt đang bắt đầu xuất hiện”.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh, do dự báo ngày càng tăng rằng Fed có thể giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 42,21 điểm, tương đương 1,7% xuống 2.438,19 điểm, mức giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 12/2022.
Phiên này, cổ phiếu gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics giảm 3,45% SK Hynix mất 3,36%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution cũng giảm 1,87%.
Kết thúc phiên 6/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 184,19 điểm (+0,67%), lên 27.693,65 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 24,71 điểm (-0,76%), xuống 3.238,70 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 438,31 điểm (-2,02%), xuống 21.222,16 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 42,93 điểm (+1,79%), lên 2.438,19 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Cổ đông ngân hàng sắp qua thời phải "nhịn" cổ tức tiền mặt
Để chuẩn bị cho kỳ đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2023 sắp diễn ra trong quý tới, các ngân hàng bắt đầu lên kế hoạch lấy ý kiến cổ đông, chốt danh sách phân phối lợi nhuận..>> Chi tiết
- Cơ hội đầu tư trong môi trường mới
Năm 2023, môi trường đầu tư có nhiều thay đổi mang tính cơ bản, khi bối cảnh vĩ mô biến động và các dòng vốn đầu tư chuyển dịch. Theo đó, giới đầu tư phải xoay chuyển linh hoạt để phù hợp với môi trường mới..>> Chi tiết
- Nhiều cổ phiếu đối diện “án” rời sàn, cắt margin
Theo số liệu mới cập nhật, cứ 100 doanh nghiệp trên sàn, có khoảng 15 doanh nghiệp thua lỗ. Năm 2022 tiếp tục là một năm khó khăn với nhiều ngành kinh doanh, không ít ngành đảo chiều sau năm 2021 khá “thịnh”..>> Chi tiết
- Chắt lọc cơ hội
Dù năm 2023 đã chính thức đi qua hơn 1 tháng, nhưng nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân vẫn có “tập quán” rà lại các kênh đầu tư sau dịp Tết cổ truyền để lên kế hoạch cho một “mùa săn” mới..>> Chi tiết
- Dự đoán động thái tiếp theo của Fed
Câu hỏi mà nhiều người quan tâm hiện nay là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự định tăng lãi suất đến mức nào và bao giờ mới chấm dứt việc này?..>> Chi tiết