vĐồng tin tức tài chính 365

Cẩn trọng trước chiêu trò dụ đi lao động trái phép ở nước ngoài

2023-02-06 19:04

Mất hàng trăm triệu để chuộc con khỏi xứ người

Mới đây, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố và bắt tạm giam đối tượng Dương Văn Huy (sinh năm 2004, ở xã Nga Thanh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) về tội “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép”.

Trước đó, khoảng tháng 6/2022, khi đang làm việc trái phép bên Camphuchia, thông qua mạng xã hội facebook, Dương Văn Huy đã dụ dỗ, lôi kéo 3 người khác ở huyện Nga Sơn sang Camphuchia làm việc với mức lương 20 triệu đồng/tháng. Vì tin tưởng Huy là người cùng quê nên 3 người này đã đồng ý sang Camphuchia theo sự sắp xếp của Huy.

Tuy nhiên, sau khi sang Camphuchia làm việc được 10 ngày, nhận thấy công việc áp lực, không như lời môi giới, dụ dỗ của Huy nên 3 người này đã không làm nữa yêu cầu được trở về nước. Đến lúc này, bộ mặt thật của Dương Văn Huy mới lộ ra. Để có thể về nước thì 3 người này phải nộp tiền chuộc nếu không sẽ phải tiếp tục làm việc theo sự sai bảo của chúng. Cực chẳng đã, họ buộc phải liên hệ về gia đình gửi mỗi người 120 triệu đồng sang để chuộc về.

Không chỉ kiên quyết đấu tranh xử lý nghiêm các đối tượng môi giới, lừa đảo xuất cảnh đi lao động trái phép ở nước ngoài, thời gian qua, Công an các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xử lý nghiêm các trường hợp cố tình xuất cảnh đi lao động trái phép ở nước ngoài.

Chỉ dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Công an một số huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã củng cố tài liệu, chứng cứ xử phạt hành chính 7 trường hợp với tổng số tiền 25 triệu đồng về hành vi “Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh theo quy định của pháp luật”.

Điển hình như: Công an TP Thanh Hóa đã xử phạt hành chính 7 triệu đồng đối với Nguyễn Thị Lan (sinh năm 1979) ở phường Phú Sơn và Đỗ Trọng Phong (sinh năm 1995) ở phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa về hành vi “Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh theo quy định của pháp luật”.

Theo đó, Nguyễn Thị Lan nhiều lần xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc, bị Công an Trung Quốc bắt giữ trao trả về Việt Nam; còn Đỗ Trọng Phong thì xuất cảnh trái phép sang Camphuchia lao động tại các cơ sở kinh doanh trực tuyến…

Cẩn trọng trước chiêu trò dụ đi lao động trái phép ở nước ngoài

Cơ quan công an xử lý đối tượng tổ chức đưa người đi nước ngoài trái phép

Vẫn còn hơn 2.600 người lao động, cư trú trái phép

Với các giải pháp quyết liệt, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tình trạng công dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xuất cảnh sang các nước lao động trái pháp luật đã giảm một cách đáng kể. Từ chỗ có trên 16.000 công dân lao động trái phép ở nước ngoài những năm trước đây, thì hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn khoảng 2.635 trường hợp đang cư trú, lao động trái phép tại các nước.

Mặc dù thời gian qua, các cấp, các ngành, nhất là lực lượng Công an đã tổ chức tuyên truyền sâu, rộng về các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng môi giới đưa người xuất cảnh lao động trái phép và những hệ luỵ khôn lường khi xuất cảnh đi lao động trái phép tại Camphuchia và các nước. Tuy nhiên, thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tình trạng các đối tượng xấu lợi dụng dụ dỗ, lôi kéo một bộ phận công dân Việt Nam nhẹ dạ, cả tin vào những lời giới thiệu việc nhẹ, lương cao để rồi theo chúng xuất cảnh sang Camphuchia và các nước tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Đây là thủ đoạn không mới, nhưng có sự tác động không nhỏ đến tâm lý của nhiều người dân.

Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các thủ đoạn lừa đảo, buôn bán người vào các khu vực lao động trái pháp luật, các sòng bạc, casino tại nước ngoài, bên cạnh các biện pháp tuyên truyền cảnh báo người dân, Công an tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát và tham mưu triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật.

Hiện nay, chế tài xử lý đối với người đi lao động trái phép hoặc tổ chức, môi giới người khác trốn đi nước ngoài rất nghiêm minh. Cụ thể, Điều 18, Nghị định số 144 năm 2021 của Chính phủ quy định: phạt tiền từ 03 triệu đến 05 triệu đồng đối với hành vi qua lại biên giới mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định.

Tại Điều 35 Nghị định 95 năm 2013 của Chính phủ quy định phạt tiền từ 80 - 100 triệu động đối với một trong các hành vi (1) ở lại nước ngoài trái phép khi hết hạn hợp đồng lao động; hết hạn cư trú; (2) bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng; (3) sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng; (4) lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định.

Đặc biệt, Điều 347, Điều 349 Bộ luật Hình sự quy định: người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 5 - 50 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Người nào tổ chức, môi giới người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép thì có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 15 năm.

Xem thêm: lmth.623205-iaogn-coun-o-pehp-iart-gnod-oal-id-ud-ort-ueihc-court-gnort-nac/us-hnih-hnin-na/nv.ylgnoc

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cẩn trọng trước chiêu trò dụ đi lao động trái phép ở nước ngoài”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools