vĐồng tin tức tài chính 365

4 đề xuất đặc thù riêng để làm nhà ở xã hội

2023-02-07 09:06

Trong báo cáo thị trường tháng 1, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) nêu bốn đề xuất, giải pháp chính sách có tính đặc thù riêng để có thể thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội (NƠXH).

4 đề xuất đặc thù riêng để làm nhà ở xã hội ảnh 1

Một dự án nhà ở xã hội ở TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG

Thứ nhất, về quy định phải dành 20% quỹ đất trong nhà ở thương mại để xây dựng NƠXH, VARS cho rằng không phải dự án nhà ở thương mại nào cũng phù hợp để xây dựng NƠXH trong cùng dự án, nhất là tại các dự án nhà ở cao cấp, dự án nhà ở trung cấp.

Việc bố trí 20% quỹ đất bên trong dự án đô thị, nhà ở thương mại vô hình trung sẽ phá vỡ tổng thể dự án. Tại một số địa phương như Hà Nội và TP.HCM, hầu hết dự án đều có quy mô nhỏ; tại vị trí có giá trị lớn, việc yêu cầu bố trí quỹ đất 20% là rất khó thực hiện.

“Vì vậy nên giao 20% quỹ đất này cho chính quyền địa phương tổ chức thực hiện, UBND tỉnh, TP phải tính toán nhu cầu quỹ đất khi lập quy hoạch. Qua kinh nghiệm quốc tế, hầu hết các nước đều có quỹ nhà ở địa phương cho người lao động thuê, dưới hình thức đất thuộc chính quyền, giao cho doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho thuê theo giá quy định” - bản tin của VARS nêu.

Ví dụ như tại Hà Lan, với quy mô cho thuê NƠXH khoảng 31%, Hiệp hội Nhà ở tại đất nước này luân chuyển vốn theo nguyên tắc quay vòng, thu nhập nhận được từ việc cho thuê và bán nhà sẽ đủ để trang trải khoản đầu tư của họ vào nhà ở giá rẻ mới hay tân trang, cải tạo khu phố (đầu tư cộng đồng).

Thứ hai là vấn đề nguồn vốn và lãi suất. Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã xây dựng hai chính sách hỗ trợ cho NƠXH: Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay, hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống ngân hàng thương mại để cho vay. Tuy nhiên, đến nay chưa có dự án nào được vay vốn từ chương trình phục hồi trên. Các doanh nghiệp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thì các dự án NƠXH cũng khó lòng triển khai.

Thứ ba là trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, mua - bán NƠXH còn phức tạp và kéo dài, khó khăn hơn cả nhà ở thương mại, tạo rào cản chủ đầu tư tiếp cận loại hình nhà ở này.

Cuối cùng là giá bán bị khống chế, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư. Thị trường thứ cấp ghi nhận hiện tượng giá NƠXH tại các TP lớn tăng gấp đôi sau năm năm sử dụng. Đặc biệt là định mức xây dựng đã quy định thấp hơn thực tế thị trường dẫn đến doanh nghiệp tham gia phát triển NƠXH có khả năng lỗ nặng. Chính vì vậy không hấp dẫn và khó thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển sản phẩm này.

KIÊN CƯỜNG

Xem thêm: lmth.367817tsop-ioh-ax-o-ahn-mal-ed-gneir-uht-cad-taux-ed-4/nv.olp

“4 đề xuất đặc thù riêng để làm nhà ở xã hội”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools