vĐồng tin tức tài chính 365

Hơn 80% bạn đọc báo Tuổi Trẻ 'rất tán thành không độc quyền tài trợ' trong bóng đá

2023-02-07 14:17
Hơn 80% bạn đọc báo Tuổi Trẻ rất tán thành không độc quyền tài trợ trong bóng đá - Ảnh 1.

Bầu Đức (trái, hàng trên) trên sân Pleiku trong trận mở màn V-League 2023 - Ảnh: N.K.

Như Tuổi Trẻ phản ánh, ngày 3-2-2023 vừa qua V-League 2023 đã chính thức khai mạc. Thế nhưng cuộc tranh chấp nhà tài trợ giữa CLB Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức và Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) vẫn đang âm ỉ.

Sau khi V-League 2023 đã khai mạc được 4 ngày, sáng 7-2 Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã nhận đơn của Công ty cổ phần thể thao Hoàng Anh Gia Lai khởi kiện VPF xung quanh mâu thuẫn tài trợ ở V-League 2023.

Trước đó, trên cuộc thăm dò của Tuổi Trẻ Online xung quanh câu chuyện độc quyền trong tài trợ đã có đến 80,5% bạn đọc đưa ra đáp án "Rất tán thành, độc quyền tài trợ chỉ đem về cái lợi trước mắt". Kế đến, có 18,2% lượt bạn đọc chọn đáp án: "Nên phân định rạch ròi, nếu trùng ngành hàng thì chia theo tỉ lệ % giữa ban tổ chức và CLB", còn lại 1,2% lượt bạn đọc đưa ra "Ý kiến khác".

Đứng về phía số đông những người chọn đáp án không tán thành việc độc quyền trong tài trợ, bạn đọc Can Vu viết: "Ở Việt Nam vẫn còn cái kiểu độc quyền như VPF như vậy thì không bao giờ phát triển được. Nên nhớ rằng các CLB sẽ luôn nhận được kinh phí rất lớn từ nhà tài trợ để hoạt động. Nếu họ không có đủ kinh phí để duy trì hoạt động thì các ông tổ chức cho ai tham gia"?

Cần xử lý vấn đề trên tinh thần xây dựng, hài hòa lợi ích để bóng đá Việt Nam phát triển, bạn đọc Khương Võ viết: "VPF đã không tài trợ kinh phí cho các CLB để nuôi sống đội bóng, mà còn vô lý khi ràng buộc điều khoản "độc quyền" cấm tất cả CLB có nhà tài trợ cùng ngành hàng".

Theo bạn đọc này, thời gian gần đây bóng đá Việt Nam đã có quá nhiều hạt sạn rồi, đã đến lúc nghiêm túc loại bỏ dần đội ngũ quản lý nào yếu kém, vì sự phát triển chung".

Góp thêm một góc nhìn, bạn đọc Nguyễn Đặng Thế Thiên phân tích: "Nhà tài trợ cho giải đấu và nhà tài trợ cho đội bóng là khác nhau hoàn toàn. Việc cấm tài trợ khi đụng hàng (cùng kinh doanh một ngành hàng) là không thỏa đáng. Không có một quốc gia nào cấm như vậy".

Theo bạn đọc này: "Hậu quả sẽ làm cho các đội bóng không có tiền, mà không có tiền thì đừng mơ phát triển bóng đá. CLB Hoàng Anh Gia Lai là một thương hiệu lớn. Bầu Đức là người có công lớn với bóng đá nước nhà. Nếu không giải quyết thỏa đáng, Hoàng Anh Gia Lai bỏ giải sẽ làm cho sức hấp dẫn của giải giảm đi rất nhiều".

Ủng hộ phương án thứ 2, nghĩa là chia quyền lợi cho cả ban tổ chức và CLB theo tỉ lệ phần trăm, bạn đọc Khải viết: "Nếu chọn giải pháp đồng tài trợ và biết cách sắp xếp, tính toán thì cả Sâm Ngọc Linh và Carabao đều có lợi. Nhưng tiếc là giờ đã muộn quá".

Theo bạn đọc này, nếu đồng tài trợ Sân Ngọc Linh vừa giảm được 30-45% chi phí lại vừa có được tiếng thơm, chia sẻ hợp tác vì sự phát triển chung. Carabao thì tăng chi phí, có thể tăng 3,4 lần so với ban đầu hoặc hơn nhưng độ phủ sóng thương hiệu tăng sơ sơ 14 lần, tính kỹ thì phải tính theo cấp số nhân. Mà Carabao càng phủ sóng rộng thì Sâm Ngọc Linh cũng được kéo theo như diều gặp gió và ngược lại. Ai cũng được lợi.

Bạn đọc này viết thêm: "Tôi không thích độc quyền tài trợ vì như vậy thiếu sự cạnh tranh công bằng và các CLB cũng bị hạn chế nguồn tài trợ. Kiếm được hợp đồng tài trợ cũng không phải dễ dàng, nên tạo điều kiện cho các đội bóng nhiều hơn. VPF nên xem lại".

Bạn quan tâm và muốn chia sẻ thêm điều gì? Theo bạn, giải pháp nào dung hòa giữa VPF và Hoàng Anh Gia Lai?

Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... mời bạn gởi ý kiến qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết.

Xem thêm: mth.33893921170203202-ad-gnob-gnort-ort-iat-neyuq-cod-gnohk-hnaht-nat-tar-ert-iout-oab-cod-nab-08-noh/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hơn 80% bạn đọc báo Tuổi Trẻ 'rất tán thành không độc quyền tài trợ' trong bóng đá”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools