vĐồng tin tức tài chính 365

Tiín dụng bất động sản hiện chiếm khoảng 21% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế

2023-02-08 11:38

Tại Hội nghị Tín dụng bất động sản do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sáng 8/2, Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chia sẻ, trong năm 2022, ngành ngân hàng đã triển khai đồng bộ các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, qua đó đóng góp tích cực vào các thành quả nổi bật của nền kinh tế. Theo đó, lạm phát năm 2022 được kiểm soát theo mục tiêu đề ra (CPI bình quân cả năm là 3,15%); tăng trưởng GDP đạt 8,02% đây là mức cao nhất trong nhiều năm qua.

“Đáng chú ý, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s và S&P đã nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia cho Việt Nam. Nhờ đó, niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp vào môi trường và triển vọng kinh tế tiếp tục được giữ vững”, Phó thống đốc nói.

Ông Đào Minh Tú cho biết, trong năm 2023, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả và kịp thời nhận diện, đánh giá khó khăn, tác động để có biện pháp phù hợp. Trên cơ sở kết quả đạt được của tín dụng năm 2022, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng của năm 2023 vào khoảng 14-15% có điều chỉnh phù hợp với diễn biến và tình hình thực tế để đáp ứng vốn cho nền kinh tế.

Cũng theo Phó thống đốc Đào Minh Tú, thị trường bất động sản là một trong những thị trường có quan hệ liên thông trực tiếp với thị trường tiền tệ, tín dụng... Trong thời gian qua, thị trường này đã xuất hiện một số hiện tượng như mất cân đối cung cầu, dư thừa nguồn cung phân khúc cao cấp, thiếu hụt căn hộ giá rẻ, nhà ở xã hội…

“Tình trạng sốt đất cục bộ diễn kể từ đầu năm 2021, sau đó là tình trạng thanh khoản sụt giảm, đặc biệt là ở phân khúc đất nền. Các vụ việc xảy ra trong hoạt động huy động vốn trên thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp dẫn tới mất niềm tin đối với nhà đầu tư, gây khó khăn trong việc huy động vốn của doanh nghiệp...”, Phó thống đốc Đào Minh Tú nói.

Cũng theo ông Đào Minh Tú, trước tình hình đó, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập tổ công tác về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp, trong đó, có thành viên thuộc NHNN. Tổ công tác đã làm việc tại một số địa phương, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học và hiệp hội về tình hình thị trường bất động sản, qua đó đã nắm bắt các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của các địa phương, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Phó thống đốc cho biết: “Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Chỉ thị, các Công điện chỉ đạo về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Có thể thấy, thị trường bất động sản đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ Chính phủ, các Bộ, ngành”.

Phó thống đốc nhấn mạnh, đối với ngành ngân hàng, thị trường bất động sản và hệ thống ngân hàng có tác động lẫn nhau. Nguồn vốn tín dụng cũng là một trong những nguồn vốn quan trọng, tài trợ cho cả bên cung và bên cầu của thị trường. Tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản hiện nay chiếm khoảng 21% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, trong năm 2022 tín dụng bất động sản cũng có mức tăng trưởng cao hơn tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế.

“Những diễn biến trên thị trường bất động sản, sự tăng trưởng, phát triển hay suy giảm, đóng băng của bất động sản sẽ ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng và an toàn của TCTD. Do đó, Ngân hàng Nhà nước mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và góp phần phát triển thị trường bất động sản an toàn, bền vững”, Phó thống đốc nói.

Xem thêm: lmth.867413tsop-et-hnik-nen-naot-gnud-nit-on-ud-12-gnaohk-meihc-neih-nas-gnod-tab-gnud-niit/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

“Tiín dụng bất động sản hiện chiếm khoảng 21% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools