Tại Hội nghị Tín dụng bất động sản do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sáng 8/2, các doanh nghiệp bất động sản đã kiến nghị, cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để tiến đến tái cơ cấu các khoản nợ, hỗ trợ cho doanh nghiệp và thị trường.
Ngân hàng Nhà nước cam kết sẽ tập trung nguồn vốn tín dụng vào các dự án khả thi, đảm bảo tính pháp lý, sớm đi vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu về nhà ở. Đồng thời, để đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát rủi ro cấp tín dụng đối với phân khúc nhà ở cao cấp đang dư thừa nguồn cung; kinh doanh có tính đầu cơ, làm giá, lũng đoạn thị trường.
Nếu rơi vào nhóm nợ xấu, doanh nghiệp bất động sản sẽ khó vay vốn tiếp và cũng khó lòng đảm bảo niềm tin đối với các nhà đầu tư trái phiếu. Do đó, được giữ nguyên nhóm nợ là đề xuất hàng đầu của nhiều doanh nghiệp bất động sản.
Ngân hàng Nhà nước cam kết sẽ tập trung nguồn vốn tín dụng vào các dự án khả thi, đảm bảo tính pháp lý, sớm đi vào sử dụng... Ảnh minh họa.
Theo thống kê của Công ty chứng khoán Bản Việt, 15 doanh nghiệp bất động sản có vốn hóa lớn nhất trên thị trường, tính đến cuối năm ngoái có tổng giá trị hàng tồn kho vào khoảng 385 nghìn tỷ đồng, tăng gần gấp rưỡi so với năm trước đó.
Số vòng quay hàng tồn kho chỉ số cho thấy tốc độ bán hàng của doanh nghiệp bất động sản cũng giảm 1,5 lần trong năm ngoái. Vì vậy, muốn cơ cấu lại thời gian trả nợ, trước mắt doanh nghiệp phải chuẩn bị phương án trả nợ khả thi cho ngân hàng.
Để tiếp tục cấp nguồn vốn mới cho các dự án bất động sản, các ngân hàng cần có các tài sản thế chấp là các dự án bất động sản đã đủ pháp lý. Tuy nhiên, 70% khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp bất động sản lại rơi vào vấn đề thủ tục pháp lý, thủ tục đầu tư. Điều này không chỉ làm chậm quá trình triển khai dự án, mà còn thiếu điều kiện để vay được nguồn vốn mới.
Dòng vốn tín dụng là cần thiết song không đủ sức và cũng không thể là giải pháp duy nhất để "phá băng" thị trường bất động sản vào lúc này. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp tiền tệ, tín dụng, cung ứng vốn đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, đồng thời với đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.
Tín dụng bất động sản chiếm tỷ trọng lớn
Dư nợ tín dụng bất động sản tính đến cuối năm ngoái đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng, tăng trên 24% so với năm trước đó. Đây là một trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn khi chiếm tới 1/5 tổng dư nợ của cả nền kinh tế và đây cũng là mức cao nhất trong 5 năm qua. Như vậy có thể thấy, tín dụng cho lĩnh vực này đã có mức tăng trưởng cao và đang có dư nợ lớn.
Theo phân khúc, dư nợ tín dụng cho nhu cầu nhà thương mại chiếm tỷ lệ lớn nhất với trên 62%, còn thấp nhất là nhà ở xã hội với chưa đến 1%.
Bất động sản là ngành đang đóng góp 11% GDP, có quan hệ mật thiết với nhiều ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm. Ảnh minh họa.
Bất động sản là ngành đang đóng góp 11% GDP, có quan hệ mật thiết với nhiều ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm. Nhưng thời gian qua, dòng vốn có dấu hiệu thu hẹp, dư thừa nguồn cung nhà ở cao cấp trong khi thiếu căn hộ trung cấp và giá rẻ, thị trường còn thiếu minh bạch... đã khiến giao dịch giảm, nhiều dự án ngừng trệ không thể tiếp tục triển khai do thiếu vốn.
Trước đó, Chỉ thị số 03 của Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, tín dụng cho doanh nghiệp và coi đây là "nút thắt cần gỡ để khơi thông cho các thị trường khác liên quan, như trái phiếu doanh nghiệp". Đồng thời yêu cầu Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị để sớm có giải pháp hiệu quả cho vấn đề này.
VTV.vn - Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước chưa có văn bản, phát ngôn nào về việc siết chặt tín dụng bất động sản.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.74710800280203202-nas-gnod-tab-gnud-nit-auq-ueih-naot-na-oab-mad/et-hnik/nv.vtv