vĐồng tin tức tài chính 365

Tránh tình trạng kho có hàng mà không bán vì… lỗ

2023-02-10 05:45

Chủ động phương án điều hành

Tại văn bản này, Bộ Tài chính bày tỏ quan điểm nhất quán là cần sửa đổi Nghị định số 95/2021/NĐ-CP để giao thống nhất một đầu mối quản lý kinh doanh xăng dầu về Bộ Công Thương. Đây là cơ quan quản lý ngành thực hiện nhiệm vụ về xác định giá và định mức chi phí, còn Bộ Tài chính chỉ thực hiện chức năng thanh, kiểm tra theo đúng quy định. Bộ Tài chính khẳng định, Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu; đồng thời là cơ quan chủ trì điều hành giá xăng dầu.

Dẫn lại chức năng nhiệm vụ của Bộ Công thương, Bộ Tài chính khẳng định Bộ Công Thương là cơ quan quản lý, cấp phép các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu; hướng dẫn thực hiện hoạt động kinh doanh, phân phối xăng dầu; hướng dẫn thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu; bảo đảm việc cung ứng xăng dầu được ổn định, đáp ứng nhu cầu xăng dầu trên địa bàn.

Với chức năng, thẩm quyền như vậy, Bộ Tài chính khẳng định, Bộ Công Thương nắm được chi tiết các khâu tổ chức hoạt động, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị; các chi phí cần thiết phát sinh để duy trì, phát triển hệ thống phân phối; tình hình cung cầu, diễn biến giá xăng dầu nguyên liệu và thành phẩm. "Việc phân tán như hiện nay làm phát sinh thêm quy trình và gây khó khăn cho cơ quan điều hành giá vì giá cơ sở là tổng hòa của các yếu tố hình thành giá, không chỉ đơn giản là việc quyết định tăng/giảm giá tại thời điểm điều hành giá” - Bộ Tài chính lý giải.

Người dân xếp hàng chờ đổ xăng

Không khống chế nguồn cung

Đề cập đến công thức giá và phương thức điều hành giá xăng dầu, Bộ Tài chính khẳng định Bộ Công thương còn chủ quan và chưa chính xác khi cho rằng một trong những nguyên nhân khiến thị trường xăng dầu bất ổn thời gian qua là do các chi phí kinh doanh xăng dầu chưa được tính đúng, tính đủ trong cơ cấu giá cơ sở xăng dầu do nhà nước điều hành dẫn đến doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị thua lỗ, không có động lực duy trì hoạt động kinh doanh.

Theo Bộ Tài chính, thực tế kể trên có nguyên nhân là giá xăng dầu trong nước phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới (hiện chiếm tỷ trọng từ 60% - 80% tùy từng chủng loại trong công thức tính giá cơ sở). Mặt khác, những biến động về cung cầu, cạnh tranh thị trường, chiến lược tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp.

Để có cơ sở báo cáo Chính phủ xem xét, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công thương đánh giá, làm rõ tình hình thị trường kinh doanh xăng dầu hiện nay; tác động của việc thay đổi cơ chế điều hành giá xăng dầu đến hoạt động sản xuất kinh doanh xăng dầu, đến việc đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu trong nước; đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và điều hành kinh tế vĩ mô... Bên cạnh đó, đề nghị Bộ Công Thương rà soát, đánh giá, giảm bớt số lượng khâu trung gian phân phối xăng dầu; nghiên cứu quy định mức thù lao tối thiểu đại lý bán lẻ xăng để đảm bảo hoạt động cho các đơn vị bán lẻ ổn định nguồn cung trong kinh doanh xăng dầu, tránh tình trạng kho có hàng mà không bán cho người dân vì cửa hàng lỗ.

Đồng thời, cần nghiên cứu mỗi đại lý xăng dầu được mua xăng dầu của các công ty phân phối khác về xăng dầu (ngoài nhà cung cấp đại lý), trừ trường hợp có ràng buộc hợp đồng, nhưng khi nhà phân phối hết hàng đại lý được phép mua nhà phân phối khác để bán. Ngoài ra, cần quy định chất lượng xăng dầu sản xuất trong nước phù hợp với xăng dầu nhập khẩu để xăng dầu nhập khẩu và xăng dầu trong nước cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, công ty nhập khẩu xăng dầu không bị thiệt hại.

Liên quan đến nguồn cung của thương nhân phân phối, trong văn bản góp ý với Bộ Công thương, UBND tỉnh Kiên Giang đề nghị không quy định "thương nhân phân phối chỉ được lấy tối đa từ 3 đầu mối kinh doanh xăng dầu". Lý do, việc khống chế này sẽ làm ảnh hưởng đến việc tạo nguồn, chủ động nguồn cung và chưa đảm bảo sự cạnh tranh... Địa phương này cũng đề nghị xem xét bổ sung quy định chiết khấu định mức cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu vào Nghị định mới để các cửa hàng bán lẻ xăng dầu có thể duy trì hoạt động để phục vụ sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng; tránh tình trạng cửa hàng bán lẻ xăng dầu tạm ngừng kinh doanh như thời gian qua, nhất là các cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, các doanh nghiệp tại địa phương, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đảm đương "phủ đều" đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... Thế nhưng, theo quy định hiện hành, họ không chiết khấu định mức, vì thế việc kinh doanh thua lỗ kéo dài khiến một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải tạm ngừng kinh doanh, làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân.

HỮU NHÂN

Xem thêm: lmth.221341_ol-iv-nab-gnohk-am-gnah-oc-ohk-gnart-hnit-hnart/et-hnik-hnin-na/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:An ninh kinh tế

“Tránh tình trạng kho có hàng mà không bán vì… lỗ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools