ASEAN hiện là khu vực tiêu thụ năng lượng lớn thứ 4 thế giới. Trong cơ cấu năng lượng của khối, nhiên liệu hóa thạch chiếm tới 83%.
Trong đó phần lớn là nhập khẩu, chủ yếu gồm dầu mỏ, khí đốt, than đá. Do vậy những tác động từ giá năng lượng cao đã tác động đáng kể tới nhiều nền kinh tế. Chuyển đổi năng lượng xanh tất yếu trở thành xu hướng mạnh mẽ, bởi nhu cầu năng lượng tại khu vực dự báo sẽ tiếp tục gia tăng khi đây đang trở thành trung tâm sản xuất của thế giới.
Ở cấp độ toàn khu vực, tỷ lệ năng lượng tái tạo của ASEAN mới chỉ chiếm 14% trong cơ cấu năng lượng vào năm 2020. Mục tiêu sẽ là đạt 23% năng lượng xanh vào năm 2025.
Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế, đến năm 2050, các nước Đông Nam Á có thể giảm tới 160 tỷ USD chi phí năng lượng nhờ chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo. Hiện cả khu vực đang tăng tốc để chuyển đổi xanh.
Thái Lan
Hiện công suất lắp đặt của các nguồn năng lượng tái tạo tại Thái Lan đạt mức trên 15 gigawatt, chiếm khoảng 1/3 tổng lượng điện năng của nước này và dự báo có thể tăng gấp 4 lần vào năm 2030.
Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế, đến năm 2050, các nước Đông Nam Á có thể giảm tới 160 tỷ USD chi phí năng lượng nhờ chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo. (Ảnh minh họa - Ảnh: Reuters)
"Đây là dự án đầu tiên và lớn nhất thế giới kết hợp thủy điện và điện mặt trời, có tổng công suất là 45 megawatt. Ở đây có 144.000 tấm pin mặt trời được lắp đặt, diện tích tương đương 70 sân bóng đá", ông Prasertsak Cherngchawano, Phó Thống đốc Cơ quan Phát điện Thái Lan, cho biết.
Indonesia
Một mục tiêu quan trọng của Indonesia - quốc gia xuất khẩu than lớn nhất thế giới hiện nay là giảm dần phụ thuộc và tiến tới loại bỏ điện than - vốn đang chiếm tới 60% nguồn cung cấp điện năng của nước này.
"Chúng tôi đang giới thiệu cơ chế chuyển đổi năng lượng, có nghĩa là chúng tôi sẽ loại bỏ điện than sớm hơn. Có thể là vào năm 2040. Tuy nhiên, để làm được điều đó chúng tôi cần có kinh phí và tăng năng suất năng lượng tái tạo", bà Sri Mulyani Indrawati, Bộ trưởng Tài chính Indonesia, cho hay.
Các nhà máy điện than yêu cầu phải giảm 35% lượng khí thải trong vòng 10 năm và chỉ được cấp phép tới năm 2050. Nước này cũng ban bố quy định mới về đánh thuế carbon, cũng như siết chặt việc khai thác và xuất khẩu than đá để giảm phát thải nhà kính.
Malaysia
Trong khi đó, Malaysia cũng đặt mục tiêu đưa công suất lắp đặt năng lượng tái tạo lên mức 18.000 megawatt và chiếm 40% tổng công suất điện vào năm 2035. Nước này cũng đang lập kế hoạch xây dựng 3 hòn đảo sử dụng 100% từ nguồn năng lượng tái tạo.
Việt Nam cam kết mạnh mẽ giảm phát thải khí nhà kính
Việt Nam hiện là quốc gia đi đầu về chuyển đổi năng lượng tại Đông Nam Á, dẫn đầu khối cả về quy mô và tỷ lệ các nguồn điện gió, điện mặt trời, chiếm 27% tổng công suất.
Tại Hội nghị biến đổi khí hậu COP26, Việt Nam đã tham gia liên minh cam kết loại bỏ sản xuất điện từ than đá và ngừng xây mới các nhà máy điện than.
Theo đó, sau năm 2030, Việt Nam sẽ không phát triển thêm các nhà máy điện than mới và từng bước loại bỏ các nhà máy đã vận hành nhiều năm, công nghệ lạc hậu. Việc phát triển thêm các nguồn năng lượng tái tạo, giảm dần năng lượng hóa thạch sẽ giúp nước ta hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Đón đầu xu thế toàn cầu, Việt Nam, 1 trong 6 quốc gia chịu nhiều tổn thương nhất do biến đổi khí hậu đã mạnh mẽ nêu lên tiếng nói của mình tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26).
"Mặc dù là nước đang phát triển mới chỉ bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa trong hơn ba 3 kỷ qua, Việt Nam là một nước có lợi thế về năng lượng tái tạo, sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước đang phát triển, kể cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
5 cam kết quốc tế được Việt Nam tham gia tại COP26 đánh dấu sự chuyển đổi mang tính đột phá của nền kinh tế.
Từ nền kinh tế lấy khai thác tài nguyên là đầu vào chuyển qua kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đặc biệt ghi nhận.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và thành lập ngay Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26. Những cam kết này tiếp tục được Việt Nam khẳng định mạnh mẽ tại Hội nghị COP27.
Hiện hầu hết các quốc gia ASEAN đều đã cam kết đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Chỉ Philippines chưa cam kết, trong khi Indonesia đã đặt mục tiêu này vào năm 2060.
Trong bài phát biểu đầu tiên khi bắt đầu đảm nhiệm vị trí Tổng Thư ký ASEAN, bắt đầu từ năm nay (10/2), ông Kao Kim Hourn đã đề ra 6 ưu tiên chính của khối trong thời gian tới. Trong đó, ưu tiên thứ 3 được đề cập là việc tập trung vào các nỗ lực bảo vệ hành tinh xanh, trong đó có phát triển nền kinh tế xanh.
VTV.vn - Công ty khai khoáng thuộc sỡ hữu nhà nước Thụy Điển LKAB thông báo đã phát hiện mỏ đất hiếm có trữ lượng lớn nhất ở châu Âu tính đến nay.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.33105701101203202-hnax-iod-neyuhc-cot-gnat-naesa/et-hnik/nv.vtv