Sau 3 năm theo đuổi chính sách Zero COVID-19, từ ngày 8/1, Trung Quốc đã gỡ bỏ tất cả các biện pháp xét nghiệm COVID-19 tại các cửa khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu, bao gồm cả hàng hóa đông lạnh.
Tại vườn thanh long ruột đỏ rộng 6.000 m2 của gia đình ông Hồ Đình Lâm (xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu), sau khi trừ chi phí, ông lời khoảng 45 triệu đồng.
"Hiện tại giá thanh long là 32.000 đồng. Với mức giá này, người nông dân rất phấn khởi, so với mọi năm thì hơn nhiều, vì COVID-19 giá rẻ, khoảng 5.000 - 6.000 đồng/kg", ông Hồ Đình Lâm, xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu, chia sẻ.
Tại xã Bưng Riềng, các hộ trồng thanh long đang trong giai đoạn xịt dưỡng hoa cho lứa mới. Theo các hộ dân, giá thanh long bắt đầu tăng từ tháng 9 năm ngoái, hiện đang ở mức 35.000 - 38.000 đồng/kg với thanh long ruột đỏ và 25.000 đồng/kg với thanh long ruột trắng. Với mức giá này, các nhà vườn lãi trung bình khoảng 10.000 đồng/kg.
Sơ chế, đóng gói trái thanh long để đưa đi tiêu thụ. (Ảnh: TTXVN)
Ngay sau khi thông tin Trung Quốc mở cửa trở lại, nhiều nông sản đã tăng giá lên gấp đôi. Tuy nhiên, người dân cũng cần lưu ý, để xuất khẩu sang Trung Quốc phải có mã số vùng trồng. Vì vậy, người dân cần nhanh chóng đăng lý mã vùng trồng để xuất khẩu trở lại thị trường này.
Tuân thủ nghiêm quy định xuất khẩu chính ngạch
Trung Quốc là thị trường tiềm năng, chiếm hơn 19% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam. Trong tháng 1, tổng giá trị xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tỉnh Lào Cai đã đạt gần 82 triệu USD, trong đó gần một nửa là nông sản với giá trị 33 triệu USD.
Tuy nhiên, trong niềm vui của nông dân, doanh nghiệp cũng đặt ra nhiều thách thức nếu chúng ta không giữ chữ tín và tuân thủ các quy định xuất khẩu chính ngạch.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, niềm vui tăng giá cũng là cái bẫy nếu các quy định không được tuân thủ nghiêm ngặt. Xuất khẩu nông sản chính ngạch đòi hỏi doanh nghiệp và nông dân cần chuẩn hóa từ đầu cung, ở các vùng nguyên liệu, không chỉ là chuyển cách thức thương mại ở cửa khẩu…
Trong bối cảnh tăng giá, hiện sản xuất trái cây ở 2 khu vực là Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên vẫn còn tình trạng mạnh ai nấy làm, chưa có sự điều tiết về diện tích, sản lượng phù hợp. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thành lập 2 văn phòng để quản lý, điều phối các mặt hàng nông sản tại đây.
Năm nay, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào diễn biến lạm phát, các biện pháp phòng, chống dịch của các nước lớn và tình hình kinh tế ở các thị trường có quy mô nhập khẩu lớn.
Việc mở cửa trở lại thị trường Trung Quốc là cơ hội để doanh nghiệp nông sản Việt vươn lên, tiếp tục giữ vững sự tăng trưởng xuất khẩu trên cơ sở coi trọng chữ tín, tận dụng hiệu quả các lợi thế đang có.
VTV.vn - Thanh long tươi là một trong những nông sản được hưởng lợi khi nhu cầu thị trường tăng cao, việc thông quan qua biên giới thuận lợi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.19872251101203202-auc-om-couq-gnurt-ihk-uas-tov-gnat-gnol-hnaht-aig/et-hnik/nv.vtv