vĐồng tin tức tài chính 365

Thị trường tài chính 24h: Nhiều khoản vay bất động sản đang có nguy cơ chuyển nhóm sang nợ xấu

2023-02-10 17:43

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 10/2 giảm 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại 66,50 – 67,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 13,9 USD xuống 1.861,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục dần và lên gần 1.885 USD/ounce nhưng đảo chiều giảm về gần 1.880 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,27 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 10/2 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.626 đồng/USD, không đổi so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.405 – 23.745 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 22.600 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục đi xuống và về gần 21.800 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 2,18 USD (+2,79%), lên 80,24 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 2,32 USD (+2,75%), lên 86,75 USD/thùng.

VN-Index tiếp tục giảm

Sau phần lớn thời gian giằng co nhẹ quanh tham chiếu lúc đầu phiên, áp lực bán gia tăng đẩy VN-Index về sát 1.060 điểm.

Nỗ lực giữ mốc 1.060 điểm đã nhanh chóng bị dập tắt ngay khi mở cửa phiên chiều khi áp lực bán tiếp tục lan rộng.

Mặc dù tia hy vọng xanh có trở lại sau hơn 1 giờ giao dịch, nhưng việc tận dụng nhịp hồi để thoát hàng nhanh của nhà đầu tư khiến VN-Index quay đầu điều chỉnh và dần nới rộng đà giảm điểm khi đóng cửa.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 0,64 triệu đơn vị, nhưng tổng giá trị là mua ròng 59,59 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 10/2: VN-Index giảm 8,73 điểm (-0,82%), xuống 1.055,3 điểm; HNX-Index giảm 2,42 điểm (-1,15%) xuống 208,5 điểm; UPCoM-Index tăng 0,09 điểm (+0,11%), lên 77,34 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm trong phiên thứ Năm (9/2), sau khi diễn biến trên thị trường trái phiếu một lần nữa làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra suy thoái kinh tế.

Cả ba chỉ số chính của Phố Wall mở cửa tích cực, khi dữ liệu cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ sau khi đã điều chỉnh theo mùa tăng 13.000, lên mức 196.000 đơn vào tuần trước, trên mức dự báo là 190.000 đơn.

Tuy nhiên, lực bán bất ngờ dâng cao sau khi đường cong lợi suất giữa trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm và 10 năm chứng kiến ​​sự đảo ngược sâu nhất kể từ giữa tháng 12.

Kết thúc phiên 9/2, chỉ số Dow Jones giảm 249,13 điểm (-0,73%), xuống 33.699,88 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 36,36 điểm (-0,88%), xuống 4.081,50 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 120,94 điểm (-1,02%), xuống 11.789,58 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng, sau khi nước này đệ trình tân thống đốc mới của ngân hàng trung ương.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,31% lên 27.67098 điểm. Chỉ số Topix tăng gần 1% lên 1.986,96 điểm.

Chính phủ Nhật Bản có khả năng bổ nhiệm học giả Kazuo Ueda, cựu thành viên hội đồng chính sách của Ngân hàng Nhật Bản, làm thống đốc tiếp theo của ngân hàng. Một lựa chọn được thị trường coi là theo hướng diều hâu và thúc đẩy đồng yên tăng.

Chứng khoán Trung Quốc đã giảm, bị đè nặng bởi căng thẳng Trung-Mỹ gia tăng, sự phấn khích suy giảm đối với sự phục hồi sau COVID và sự quan tâm đến các cổ phiếu liên quan đến ChatGPT đã giảm bớt.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,30% xuống 3.260,67 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,59% xuống 4.106,31 điểm.

Thông tin ảnh hưởng đến thị trường là việc Mỹ sẽ xem xét hành động chống lại các thực thể có liên hệ với quân đội Trung Quốc đã hỗ trợ khinh khí cầu do thám Trung Quốc bay vào không phận Mỹ vào tuần trước, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao cho biết hôm thứ Năm.

Hoa Kỳ đang tiến hành điều tra các mảnh vỡ khinh khí cầu và "người ta có thể cảm nhận được cơn bão sắp xảy ra ở Washington. Chắc chắn, nhiều biện pháp trừng phạt sẽ theo sau”, John Browning, Giám đốc điều hành của BANDS Financial viết trong một ghi chú.

Thị trường STAR tập trung vào công nghệ của Trung Quốc giảm 1,2%, trong khi Chỉ số công nghệ Hang Seng của Hồng Kông giảm 4,7%, trong bối cảnh các phương tiện truyền thông đưa tin rằng, chính quyền Joe Biden sẵn sàng đưa ra các hạn chế mới đối với các công ty Mỹ tài trợ cho việc phát triển các công nghệ điện toán tiên tiến ở Trung Quốc.

Chỉ số Trí tuệ nhân tạo (AI) của Trung Quốc đã giảm 1,2% từ mức cao nhất trong 10 tháng vào thứ Sáu. Hanwang Technology Co Ltd, được nhiều người coi là mối quan tâm hàng đầu của Trung Quốc đối với các cổ phiếu khái niệm ChatGPT, đã giảm gần 6% sau khi tiết lộ rằng một số cổ đông lớn đã bán cổ phần trong vài ngày qua.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi các nhà đầu tư bán ra trong bối cảnh các dấu hiệu phục hồi trái chiều ở Trung Quốc, trong khi căng thẳng địa chính trị gia tăng làm dấy lên lo ngại về các lệnh trừng phạt công nghệ mới đối với các công ty Trung Quốc.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2,01% xuống 21.190,42 điểm và giảm 2,2% trong tuần qua. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,56% xuống 7.126,19 điểm.

Phiên này, cổ phiếu của các công ty công nghệ đều giảm sâu, với Tập đoàn Alibaba giảm 3,3%, Baidu giảm 7,4%, JD.com giảm 6,3%.

Đáng chú ý, cổ phiếu BYD mất 3,5%, sau khi Berkshire Hathaway của Warren Buffett tiếp tục cắt giảm cổ phần.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm và ghi nhận tuần giảm thứ hai liên tiếp, khi các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc đánh giá tác động của việc tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 11,79 điểm, tương đương 0,48% xuống 2.469,73 điểm. Chỉ số này đã mất 0,43% trong tuần, sau khi giảm 0,15% vào tuần trước đó.

“Việc chốt lời tại các lĩnh vực riêng lẻ đã gây áp lực lên thị trường chung, khi các nhà đầu tư ngày càng cảm thấy không chắc chắn về triển vọng ngắn hạn của chính sách lãi suất của Mỹ,” Lee Kyoung-min, nhà phân tích tại Daishin Securities cho biết.

Phiên này, cổ phiếu gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics giảm 0,32% và SK Hynix giảm 0,95%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution giảm 1,45%.

Đồng won kết thúc giao dịch trong nước giảm 0,38% xuống 1.265,2 WON/USD,và giảm 2,83% trong tuần.

Kết thúc phiên 10/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 86,63 điểm (+0,31%), lên 27.670,98 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 9,71 điểm (-0,30%), xuống 3.260,67 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 433,94 điểm (-2,01%), xuống 21.190,42 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 11,79 điểm (-0,48%), xuống 2 2.469,73 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Tín dụng bất động sản: Nỗi lo nợ xấu phình to dần hiện hữu

Ngoại trừ lãi suất có thể giảm, chưa có cơ chế đặc biệt nào có thể tháo gỡ bế tắc dòng tiền cho doanh nghiệp bất động sản. Trong khi đó, sau thời kỳ doanh nghiệp tấp nập vay vốn, nhiều khoản vay đang có nguy cơ chuyển nhóm sang nợ xấu..>> Chi tiết

- Các nhà băng chống chọi khi NIM thu hẹp

Để đảm bảo biên lãi ròng (NIM), các ngân hàng thường lựa chọn giải pháp nâng lãi suất cho vay, nhưng việc này làm giảm khả năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của người vay..>> Chi tiết

- Chuẩn bị xem xét giao vốn Chương trình phục hồi kinh tế, xã hội đợt hai

Đợt này, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến về 129 dự án thuộc Chương trình với số vốn dự kiến là 14.710,315 tỷ đồng..>> Chi tiết

- Anh thanh toán 2,3 tỷ bảng cho hoá đơn "ly hôn" với EU hậu Brexit

Anh thông báo đã hoàn tất việc thanh toán 2,3 tỷ bảng Anh (2,8 tỷ USD) để giải quyết những tranh cãi trong thời gian dài với Liên minh châu Âu (EU) dù đã rời khỏi "ngôi nhà chung" này..>> Chi tiết

Xem thêm: lmth.629413tsop-uax-on-gnas-mohn-neyuhc-oc-yugn-oc-gnad-nas-gnod-tab-yav-naohk-ueihn-h42-hnihc-iat-gnourt-iht/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

“Thị trường tài chính 24h: Nhiều khoản vay bất động sản đang có nguy cơ chuyển nhóm sang nợ xấu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools