vĐồng tin tức tài chính 365

Cam sành tụt giá thê thảm, nông dân trở thành shipper

2023-02-11 03:23

Vừa làm nông dân vừa làm ... shipper

Huyện Trà Ôn là địa phương có diện tích trồng cam sành lớn nhất tỉnh Vĩnh Long với diện tích hơn 9.000ha. Ước tính mỗi ha cam ở đất Trà Ôn cho năng suất khoảng 50 tấn.

Đây là thời điểm cam sành vào vụ thu hoạch, giá bán sụt giảm thê thảm, nhưng lại không có người mua, nông dân lỗ nặng. Mỗi ngày các nhà vườn ở các xã Hựu Thành, Thới Hòa,… tồn đọng hàng tấn trái khiến nông dân lo lắng.

Một nông dân trồng cam sành ở xã Hựu Thành cho biết, dù giá bán rất thấp nhưng để bảo vệ sức khỏe cho cây, tránh tình trạng cam sành rơi rụng làm ô nhiễm nguồn nước nên sẵn sàng thu hoạch, bán tháo cho thương lái và chấp nhận thua lỗ.

Bên cạnh đó, nhiều nông dân đã phải tự chở cam đi bán lẻ bằng xe máy để bán được giá cao hơn. Có cả những trường hợp, nông dân dùng mạng xã hội để bán cam sành. Khi có người mua, nông dân tự làm shipper đi giao hàng tận nơi.

Tiêu dùng & Dư luận - Cam sành tụt giá thê thảm, nông dân trở thành shipper

Nông dân trồng cam ở xã Hựu Thành đang vào vụ thu hoạch.

Ông Huỳnh Thanh Tiến, Chủ tịch UBND xã Hựu Thành cho biết, địa phương có diện tích trồng cam khá nhiều của huyện, với trên 1.200ha, trong đó có khoảng 700ha đang cho trái chín vụ với lượng cam tồn động hơn 10.000 tấn.

Do giá cam sành hiện tại đang ở mức rất thấp, khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kg, nên nông dân tự đóng thùng rồi chở đi bán lẻ với giá cao hơn.

Nói về nguyên nhân giá cam tụt dốc thê thảm, ông Tiến cho biết, trước đó, giá cam ở mức khá cao, trên 10.000 đồng/kg. Tuy nhiên, thời điểm trước Tết Nguyên đán 2023, giá cam dao động từ 6.000 - 7.000 đồng/kg, với giá bán này, nông dân không có lãi.

Từ việc chênh lệch về giá so với những năm trước nên nhiều nông dân đã neo lại chờ qua tết với hy vọng cam sẽ tăng giá. Chính vì thế, dẫn đến lượng cam tồn đọng rất lớn và tụt giá chỉ còn 2.000 - 3.000 đồng/kg.

“Trước tình trạng giá cam sụt giảm, địa phương đang thống kê báo cáo về huyện và tìm giải pháp hỗ trợ nông dân, tuy nhiên việc tìm đầu ra cũng hết sức khó khăn. Thời điểm hiện tại, đa phần thương lái chọn tìm cam tốt để thu mua. Số cam không đạt còn lại, nông dân tự tìm nguồn bán lẻ”, ông Tiến thông tin thêm.

“Giải cứu cam” gặp khó

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Nguyễn Văn Trạng, Chủ tịch UBND huyện Trà Ôn cho biết, trước đây, toàn huyện có 14.000ha đất trồng lúa. Nhưng nay chỉ còn khoảng 3.000ha, còn cam sành chiếm hơn 9.000ha (trong đó có diện tích mới trồng và diện tích đang cho trái).

Cam sành chủ yếu tiêu thụ nội địa, với những thị trường lớn như: Tp.HCM và Hà Nội. Cam sành được giá và hút hàng vào thời điểm nắng nóng. Còn hiện nay, do thời tiết hiện tại rất rét nên nguồn tiêu thụ xuống thấp, trong khi đó lượng cung thì quá lớn dẫn đến tình trạng mất cân bằng và rớt giá.

Tiêu dùng & Dư luận - Cam sành tụt giá thê thảm, nông dân trở thành shipper (Hình 2).

Huyện Trà Ôn là địa phương có diện tích trồng cam sành lớn nhất tỉnh Vĩnh Long.

“Thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, cam sành được giá cả năm là do nhiều người mua loại trái cây này về sử dụng, nhưng khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, số lượng người dân mua cam sành giảm đáng kể… Đây là những nguyên nhân dẫn đến việc giá cam sành sụt giảm. Việc giá cam sành sụt giảm như hiện tại chỉ mang tính cục bộ…”, ông Trạng nhận định.

Theo người đứng đầu huyện Trà Ôn, địa phương đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp các đơn vị liên quan, liên kết các công ty ở Tp.HCM để “giải cứu cam” giúp bà con nông dân.

Tuy nhiên, việc “giải cứu cam” đã gặp phải những khó khăn, do cam sành không thể để lâu sử dụng. Nhất là thời điểm như hiện tại, cam chín mộng thì thời gian bảo quản chỉ còn khoảng 1 tuần, thậm chí chỉ vài ngày là trái cây bị úng nên việc tiêu thụ rất khó.

Hiện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Ôn cùng các đơn vị liên quan đến các xã trên địa bàn khảo sát, nắm tình hình. Sau đó, báo cáo Thường trực Huyện ủy để tìm hướng hỗ trợ, giúp nông dân trồng cam sành trên địa bàn vượt qua khó khăn.

Theo nhận định của một số chuyên gia, nhằm hạn chế tình trạng nông dân “được mùa mất giá”, cần có được những giải pháp cụ thể, tạo được dây chuyền khép kín trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó cho ra những sản phẩm đặc trưng, như: nước ép trái cây từ cam, bột ngũ cốc… bán với giá ổn định. Có như vậy, mới tạo được sự cạnh tranh với một nền nông nghiệp bền vững.

Thanh Lâm

Xem thêm: lmth.021395a-reppihs-hnaht-ort-nad-gnon-maht-eht-aig-tut-hnas-mac/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cam sành tụt giá thê thảm, nông dân trở thành shipper”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools