Nhiều điểm sáng
Riêng ở khu vực Hà Nội, theo Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố có những tín hiệu rất tích cực trong nhu cầu tuyển dụng. 100.000 - 120.000 vị trí việc làm là con số ước tính về tổng nhu cầu tuyển dụng của thủ đô trong quý I/2023 mà Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đưa ra. Trong đó, có một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn.
Trong quý I, do nhu cầu di chuyển của người dân và vận chuyển hàng hoá tăng cao, nên dự kiến là nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp vận tải - logistics cũng tăng theo. Con số sẽ trong khoảng 14.000 - 18.000 vị trí, chủ yếu tuyển dụng là lái xe, nhân viên kho, nhân viên điều vận…
Tiếp theo, ngành dịch vụ lưu trú ăn uống, khách sạn, du lịch hứa hẹn sẽ là ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân sự bùng nổ trong quý I và giai đoạn tiếp theo. Nhiều chính sách, chương trình kích cầu du lịch được ban hành, thúc đẩy hoạt động của ngành phục hồi và tăng trưởng mạnh. Ước tính nhu cầu tuyển dụng của ngành khoảng 10.000 - 12.000 vị trí.
Tài chính - ngân hàng cũng là ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn. Ảnh minh họa.
Hoạt động tài chính - ngân hàng cũng là ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn, ước tính từ 15.000 - 20.000 vị trí. Tập trung chủ yếu ở các vị trí nhân viên giao dịch, nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp, nhân viên thẩm định tài sản.
Công nghệ thông tin vẫn là một lĩnh vực được dự báo có mức tăng trưởng cao trong năm 2023. Trong quý I, theo quan sát, các doanh nghiệp có nhiều nhu cầu tuyển dụng nhân sự từ 12.000 - 15.000 vị trí, tập trung vào các vị trí đòi hỏi chuyên môn cao như nhân viên phát triển IT, nhân viên phát triển phần mềm, UI/UX, DA, BA, lập trình ứng dụng di động, lập trình game…
Đa dạng hình thức kết nối việc làm
Ngay từ đầu năm, rất nhiều hình thức kết nối việc làm đã được các nơi áp dụng để tuyển dụng lao động. Đơn cử như tại TP Hồ Chí Minh, ở các bến xe như bến xe miền Đông, bến xe miền Tây, bến xe An Sương… nhiều doanh nghiệp đã cử nhân sự cùng với trung tâm dịch vụ việc làm của thành phố đến tận nơi để tuyển dụng lao động.
Hơn 1 tuần nay, đã có gần 40 doanh nghiệp phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ việc làm TP Hồ Chí Minh ra tận bến xe để tuyển dụng. Càng sớm có được lao động, càng nhanh bắt nhịp sản xuất kinh doanh sau Tết. Theo các doanh nghiệp, việc đặt các bàn tư vấn tuyển dụng trực tiếp tại bến xe giúp người lao động tiếp cận với nguồn tuyển dụng chính thống và phân luồng lao động ngay từ đầu.
Người lao động được tư vấn giới thiệu việc làm ngay tại bến xe. Ảnh: VOV.
Bên cạnh việc giới thiệu việc làm trực tiếp tới người lao động, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh còn tổ chức các phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết hợp trực tiếp để giải quyết nhu cầu việc làm cho không chỉ TP Hồ Chí Minh, mà còn cho các địa phương lân cận.
Ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh cho biết: "Lực lượng lao động để cung ứng cho các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng đã được chúng tôi chuẩn bị. Chúng tôi tổ chức các sàn giao dịch việc làm trực tuyến kết hợp trực tiếp đối với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, khu vực Tây Nguyên. Những lao động còn ở lại chưa tìm được việc được kết nối với các doanh nghiệp. Khi họ quay lại TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp cận được công việc".
Với cách làm trên, TP Hồ Chí Minh cũng ngăn chặn được nhiều hoạt động môi giới, lừa đảo việc làm sau Tết, góp phần lành mạnh hóa thị trường lao động.
VTV.vn - Thị trường lao động đối mặt với những biến động cả bên trong và bên ngoài. Hơn 600 nghìn lao động bị ảnh hưởng việc làm. Làm gì để gỡ khó cho thị trường lao động?
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.60072901111203202-cuc-hcit-ueih-nit-nahn-nod-coun-gnort-gnod-oal-gnourt-iht/et-hnik/nv.vtv