vĐồng tin tức tài chính 365

Trung Quốc từ chối thảo luận vụ khinh khí cầu, cáo buộc Mỹ 'chiến tranh thông tin'

2023-02-11 16:43
Trung Quốc từ chối thảo luận vụ khinh khí cầu, cáo buộc Mỹ chiến tranh thông tin - Ảnh 1.

Khinh khí cầu Trung Quốc sau khi bị bắn hạ ngoài khơi South Carolina (Mỹ) ngày 4-2 - Ảnh: REUTERS

Vụ khinh khí cầu Trung Quốc xuất hiện trên bầu trời Mỹ tiếp tục đẩy căng thẳng hai bên leo thang. Trung Quốc nhấn mạnh khinh khí cầu phục vụ mục đích dân sự, trong khi Mỹ khẳng định đây là nỗ lực do thám.

Hôm 10-2, chính quyền Tổng thống Joe Biden điền tên 6 thực thể Trung Quốc vào danh sách đen. Trong số này có 5 công ty và 1 trung tâm nghiên cứu, bao gồm: Beijing Nanjiang Aerospace Technology; China Electronics Technology Group Corporation 48th Research Institute; Dongguan Lingkong Remote Sensing Technology; Eagles Men Aviation Science and Technology Group; Guangzhou Tian-Hai-Xiang Aviation Technology; và Shanxi Eagles Men Aviation Science and Technology Group.

Đây là những thực thể bị Bộ Thương mại Mỹ cho rằng đã "ủng hộ các nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc, đặc biệt trong các chương trình không gian của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), bao gồm khí cầu và khinh khí cầu".

Mỹ thực hiện chiến dịch tuyên truyền về khinh khí cầu Trung Quốc?

Thông tin về danh sách đen trên được đưa ra khi Nhà Trắng thông báo sẽ cân nhắc các nỗ lực bổ sung nhằm "phát hiện và xử lý" các hoạt động do thám lớn hơn của Trung Quốc, mà Washington cho rằng đang đe dọa an ninh Mỹ và đồng minh.

Hôm 8-2, theo giờ Mỹ, tờ New York Times dẫn ba nguồn tin quan chức Mỹ cập nhật thêm đánh giá của các cơ quan tình báo về các khinh khí cầu này.

So với vệ tinh thông thường, khinh khí cầu có một số lợi thế. Công cụ này bay gần mặt đất hơn theo hướng gió, và điều này khiến quân đội và tình báo các nước khó dự đoán quỹ đạo hơn. Ngoài ra, khinh khí cầu có thể tránh được radar, đồng thời các camera của khinh khí cầu cho hình ảnh rõ ràng hơn so với ảnh vệ tinh.

Trước đây chính quyền Tổng thống Biden đã giám sát và nghiên cứu việc do thám bằng khinh khí cầu của Trung Quốc. Tuy nhiên sự xuất hiện của chiếc khinh khí cầu gần đây nhất đã mang tới nhiều thông tin hơn về khả năng thu thập dữ liệu của Trung Quốc.

Các quan chức trên cho biết khinh khí cầu Trung Quốc đã xuất hiện tại 5 châu lục, gồm các quốc gia ở châu Âu, Đông Á, Nam Á, Bắc Mỹ, và Mỹ Latin.

Theo các quan chức này, Mỹ đã theo dõi và biết khinh khí cầu Trung Quốc đã thu thập thông tin tại hơn chục quốc gia trên thế giới, bao gồm tại Thái Bình Dương.

Khinh khí cầu Trung Quốc vi phạm không phận các nước?

Hiện nay, giới chức Mỹ đang đẩy mạnh câu chuyện khinh khí cầu Trung Quốc và thực hiện hàng loạt báo cáo chi tiết trong lẫn ngoài nước.

Có rất nhiều đánh giá về việc liệu khinh khí cầu Trung Quốc thu thập được thông tin gì. Nhiều quan chức Mỹ tin rằng công cụ này chủ yếu thu thập ảnh chụp như vệ tinh. Tuy nhiên số khác khẳng định việc "neo đậu" trên không giúp khinh khí cầu có khả năng lấy hàng loạt dạng tin tình báo, dù họ chưa nói được tới nay Mỹ đã biết được bao nhiêu về khả năng trên.

Trong tuần này, Bộ Ngoại giao Mỹ khởi động một chiến dịch cung cấp thông tin chi tiết về chương trình do thám bằng khinh khí cầu của Trung Quốc cho đối tác và chính phủ các nước. Các nhà ngoại giao Mỹ đang tổ chức họp với nước sở tại nhằm thông báo cho lãnh đạo các quốc gia này về chương trình trên.

Tới nay, việc thu thập thông tin theo hình thức này của Trung Quốc được cho đã diễn ra ở một số nơi như Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, và Philippines.

Trung Quốc tới nay bác bỏ cáo buộc do thám, khẳng định khinh khí cầu chỉ được dùng cho mục đích dân sự.

Dù vậy, theo New York Times, các nhà ngoại giao Mỹ đang tìm cách chứng minh với chính phủ các nước rằng cách thu thập thông tin của Trung Quốc đang vi phạm chủ quyền, không phận của nhiều quốc gia.

"Trung Quốc có lý do để từ chối cuộc gọi"

Hôm 10-2, Trung Quốc cáo buộc các nghị sĩ Mỹ "thao túng chính trị và cường điệu hóa" vấn đề. Bắc Kinh xác nhận đã từ chối một cuộc gọi từ Mỹ về vụ khinh khí cầu do Washington không tạo ra bầu không khí phù hợp cho đối thoại.

Lập luận của phía Trung Quốc rất rõ ràng. Họ không thể đối thoại với Mỹ trong lúc Mỹ đang có chiến dịch làm tổn hại uy tín của Bắc Kinh.

Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh, quyết định của Quốc hội Mỹ về lên án Trung Quốc đơn thuần là sự thổi phồng và thao túng. "Trung Quốc rất không hài lòng về điều này và kiên quyết phản đối", bà nói.

Trước đó, vào ngày 9-2, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng lên tiếng về vụ khinh khí cầu trên. Họ cáo buộc Mỹ đang tổ chức "cuộc chiến thông tin" chống lại Trung Quốc.

Phía Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận đã từ chối đề nghị điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa và người đồng cấp Lloyd Austin bên phía Mỹ. Một nguyên nhân khác nữa cho sự từ chối này là việc Mỹ vừa đòi đối thoại, vừa bắn rơi khinh khí cầu Trung Quốc trên thực địa.

Mỹ chia sẻ thông tin về vụ khinh khí cầu Trung Quốc cho hơn 40 quốc giaMỹ chia sẻ thông tin về vụ khinh khí cầu Trung Quốc cho hơn 40 quốc gia

Bộ Ngoại giao Mỹ đầu tuần này đã chia sẻ thông tin về vụ khinh khí cầu Trung Quốc cho hơn 40 quốc gia, khẳng định đó là khinh khí cầu do thám, trong khi Bắc Kinh khăng khăng là khinh khí cầu dân sự làm nhiệm vụ nghiên cứu thời tiết.

Xem thêm: mth.83660010190203202-nit-gnoht-hnart-neihc-ym-coub-oac-uac-ihk-hnihk-uv-naul-oaht-iohc-ut-couq-gnurt/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trung Quốc từ chối thảo luận vụ khinh khí cầu, cáo buộc Mỹ 'chiến tranh thông tin'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools