vĐồng tin tức tài chính 365

Kế hoạch “thay da đổi thịt” vùng đồng bằng sông Hồng

2023-02-12 12:41

Với chủ đề "Liên kết phát triển - Đổi mới sáng tạo - Xanh và Bền vững", Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã diễn ra sáng nay tại TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị.

Kế hoạch “thay da đổi thịt” vùng đồng bằng sông Hồng - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Để triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ đã xác 21 chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, xã hội và môi trường phấn đấu đạt đến năm 2030, một số chỉ tiêu quan trọng như: Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 9%; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 274 triệu đồng/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt trên 7%...

Mục tiêu đến năm 2030, sẽ đưa Vùng đồng bằng sông Hồng trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý; trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả nước; đi đầu về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số…

Còn tầm nhìn đến năm 2045, Vùng đồng bằng sông Hồng sẽ trở thành vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái; là trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới; trung tâm hàng đầu của cả nước về văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân…

Tập trung tối đa nguồn lực phát triển hạ tầng

Phát biểu tham luận tại Hội nghị vào sáng nay, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị đã đã xác định rõ "đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông", "phát triển hệ thống hạ tầng vùng gắn với đẩy mạnh đô thị hóa, kết nối đô thị".

Do đó trong kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương tập trung mọi nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của vùng.

Kế hoạch “thay da đổi thịt” vùng đồng bằng sông Hồng - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng

Cụ thể, sẽ quyết tâm đầu tư hoàn thành các tuyến vành đai vùng (vành đai 4, vành đai 5), cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, Nội Bài – Hạ Long, Cổ Tiết – Chợ Bến, các tuyến liên kết vùng để phát triển các hành lang, cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế - đô thị, tạo đột phá phát triển vùng. Mở rộng một số đoạn tuyến quốc lộ trong vùng theo quy hoạch và các đoạn tuyến đường bộ ven biển để đáp ứng nhu cầu vận tải, phát triển kinh tế biển.

Tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp để khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, nâng cao kết nối thông suốt tuyến đường sắt liên vận quốc tế qua cửa khẩu Lào Cai, Đồng Đăng; đầu tư tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân. Đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng kết nối đến cảng biển Đình Vũ, Lạch Huyện; đầu tư đường sắt khu đầu mối Hà Nội. Hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị trong khu vực đô thị trung tâm Hà Nội; triển khai các tuyến đường sắt đô thị kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội…

Nâng cấp, mở rộng các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cát Bi đáp ứng nhu cầu trong từng thời kỳ; khai thác hiệu quả cảng hàng không Vân Đồn.

Cũng liên quan đến hạ tầng giao thông, phát biểu tham luận, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh quan điểm "giao thông đi trước một bước" để khai thác, phát huy đầy đủ giá trị hệ thống hạ tầng giao thông chiến lược.

Theo ông Ký, tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục chủ động phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố bạn đẩy nhanh, đồng bộ hóa kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên toàn vùng, liên vùng như Cầu Lại Xuân; cầu Bến Rừng; cải tạo nâng cấp Quốc lộ 10 đoạn từ Nút giao với Quốc lộ 18 - tỉnh Quảng Ninh đến cầu vượt Quán Toan - thành phố Hải Phòng; nâng cao khả năng kết nối thúc đẩy phát triển các hành lang kinh tế theo quy hoạch như: Hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hành lang kinh tế ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình.

Kế hoạch “thay da đổi thịt” vùng đồng bằng sông Hồng - Ảnh 3.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh cũng nhấn mạnh việc kiên trì thực hiện sáng tạo mô hình tổ chức không gian phát triển "một tâm, hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá, ba vùng động lực". Tại đây khai thác tối ưu các hành lang giao thông đã được định hình rõ gắn với kiến tạo các hành lang kinh tế và hành lang đô thị, thúc đẩy liên kết nội vùng, liên kết vùng, phân công và hợp tác lãnh thổ.

Bảo đảm các tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh từng địa phương của tỉnh đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với tam giác động lực phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng được phát huy tối đa, bổ sung cho nhau, cùng phát triển bền vững…

Tham gia sâu, toàn diện vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu

Trong khi đó để thực hiện mục tiêu đến năm 2030 cũng như tầm nhìn đến 2045 của vùng đồng bằng sông Hồng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế nhằm phát triển các ngành công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng hiện đại, cạnh tranh, giá trị gia tăng cao và tham gia sâu, toàn diện vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu.

Để thực hiện điều này, theo ông Diên, cần sớm hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp và khu công nghiệp chuyên biệt gắn với các cực tăng trưởng theo hướng tập trung để khai thác, phát huy tốt nhất các tiềm năng, thế mạnh riêng có và vai trò "đầu tàu" của các cực tăng trưởng như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh với các địa phương mới trở thành điểm sáng về phát triển công nghiệp như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên…

"Không dàn đều phát triển công nghiệp theo địa giới hành chính. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mới như sản xuất chíp, chất bán dẫn, robot, công nghiệp môi trường, công nghiệp năng lượng tái tạo, vật liệu mới", ông Diên nhấn mạnh.

Kế hoạch “thay da đổi thịt” vùng đồng bằng sông Hồng - Ảnh 4.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Ngoài ra cần hoàn thiện thể chế thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp Vùng theo hướng hiện đại, công nghệ cao, ít phát thải khí nhà kính, có khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng cao, tham gia sâu, toàn diện vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

Bên cạnh đó, chú trọng tạo lập cơ chế khuyến khích và ràng buộc để các doanh nghiệp FDI có sự lan tỏa, chia sẻ, hỗ trợ thực chất doanh nghiệp trong nước cùng phát triển bền vững. Ngoài ra là tập trung thu hút đầu tư phát triển mạng lưới logistics, các trung tâm trung chuyển và kho vận hiện đại, thông minh gắn với các cảng biển, cảng hàng không và cửa khẩu ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…

Đổi mới sáng tạo làm cơ sở để đổi mới mô hình tăng trưởng

Được xác định là một trong ba cực tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Hồng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định việc phát triển công nghiệp Thủ đô theo hướng công nghệ cao, hiện đại, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng phát thải carbon thấp, sử dụng tiết kiệm tài nguyên.

"Phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo làm cơ sở để đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo sự bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong đó trọng tâm là xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới, sáng tạo hàng đầu của cả nước và khu vực với hạt nhân là Khu công nghệ cao Hòa Lạc, các viện nghiên cứu, trường đại học", ông Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.

Kế hoạch “thay da đổi thịt” vùng đồng bằng sông Hồng - Ảnh 5.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh

Còn với toàn vùng, để phấn đấu đưa đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo hàng đầu cả nước, Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, đề xuất phát triển hệ thống các trung tâm đổi mới sáng tạo vùng, các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo nhằm phát triển. Tích hợp hình thành các cụm liên kết đổi mới sáng tạo với các khu công nghệ cao, trường đại học, viện nghiên cứu.

"Phát triển Khu công nghệ cao Hà Nam, các Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các địa phương như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Hưng Yên... Xây dựng Hà Nội trở thành Trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và khu vực với hạt nhân là Khu công nghệ cao Hòa Lạc, các viện nghiên cứu, trường đại học", ông Đạt đề xuất.

Về nguồn lực, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ kiến nghị bảo đảm chi cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo từ 2% trở lên trong tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp khoa học và công nghệ. Hoàn thiện cơ chế đối tác công tư, huy động vốn đầu tư, các nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.90485721121203202-gnoh-gnos-gnab-gnod-gnuv-tiht-iod-ad-yaht-hcaoh-ek/irt-hnihc/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kế hoạch “thay da đổi thịt” vùng đồng bằng sông Hồng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools