vĐồng tin tức tài chính 365

Hài độc thoại: Khi sự dung tục lại thành đặc sản?

2023-02-13 07:01
Các thành viên của nhóm hài độc thoại Saigon Tếu - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Các thành viên của nhóm hài độc thoại Saigon Tếu - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Theo bạn đọc, "nội dung của clip hài này của Saigon Tếu vô cùng dung tục, bậy bạ, thiếu văn minh và rất dễ dàng gây hại cho tâm lý người dân, đặc biệt là trẻ em và giới trẻ".

Khi chuyện 18+ là "món" quen thuộc

Hài độc thoại (Stand-up comedy) là thể loại hài kịch, nghệ sĩ sẽ đứng biểu diễn trực tiếp trên sân khấu và "quăng miếng" để khán giả bật cười. Đó có thể là kể chuyện cười, pha trò, chơi chữ, tranh luận... mà không cần sự hỗ trợ của trang phục hay đạo cụ khác.

Phương Tây là cái nôi hài độc thoại. Ở xứ đó, nghệ sĩ hài độc thoại thoải mái văng tục, chửi thề và nói về những chủ đề nhạy cảm như tôn giáo, chủng tộc và dĩ nhiên không thể thiếu tình dục.

Nội dung dung tục là món ăn quen thuộc trong hài độc thoại với hàng tá lời đùa cợt nhã về "trinh tiết của nàng" hay "kích thước của chàng". Đối với nghệ sĩ hài độc thoại, nói chuyện tục thì dễ tếu và ở chiều ngược lại, với người xem, nghe chuyện tục thì cũng... dễ cười hơn.

Khi những nội dung nhạy cảm trở thành "đặc sản", lằn ranh giữa sự hài hước và dung tục của một loại hình nghệ thuật mới du nhập tới Việt Nam vài năm gần đây, dĩ nhiên sẽ khiến nhiều người hoài nghi, lo lắng.

Dĩ nhiên, những khán giả yêu mến hình thức hài độc thoại đa phần sẽ không ủng hộ ý kiến nói trên vì lâu nay, yếu tố dung tục vốn là một đặc sản của hài độc thoại. Giống như mắm tôm hay sầu riêng, sẽ gây khó chịu với một số người, nhưng với một số khác, biết đâu nó có thể sẽ là "chân ái" không chừng...

Con dao hai lưỡi

Thế mạnh của hài độc thoại là nó dám bước vào rất nhiều "vùng cấm", nhưng đó cũng là con dao hai lưỡi dành cho các nghệ sĩ hài độc thoại khi vấp phải sự phản đối từ những khán giả không ủng hộ lối biểu diễn biến các nội dung nhạy cảm thành trò cười.

Ví dụ như nghệ sĩ Mỹ Lenny Bruce nổi tiếng với những màn chọc cười đậm chất tình dục và từng bị bắt, phải ra hầu tòa năm 1964 vì tội biểu diễn dung tục.

Trong các tiết mục diễn cặp, miệt thị ngoại hình đối phương là thứ "đạn dược" phổ biến không kém chuyện tình dục.

Thứ mà một nhóm người vẫn đang ngày ngày lên án để cổ vũ mọi người tự tin vào bản thân, lại là nguồn vui của một nhóm người say mê loại hình nghệ thuật mới mẻ, thú vị nhưng cũng thật dễ gây tranh cãi mang tên hài độc thoại.

Nhập gia thì phải tùy tục, hài độc thoại khi du nhập vào Việt Nam cần có những thay đổi nhất định để phù hợp với văn hóa thưởng thức nghệ thuật của người Việt.

Trong đoạn clip diễn hài độc thoại mà độc giả phản ánh tới Tuổi Trẻ, các thành viên Saigon Tếu liên tục sử dụng những từ ngữ mô tả việc quan hệ tình dục một cách lộ liễu nhằm mục đích tấn công, sỉ vả, lăng mạ đối phương.

Ai làm khán giả hả hê hơn, người đó thắng.

Cái nhãn 18+... mong manh

Dù có dán nhãn 18+ tại nhan đề và nhắc nhở mọi người cân nhắc trước khi xem, nhưng điều ấy liệu có đủ để bảo vệ trẻ vị thành niên không thể xem được, hay lại chỉ kích thích sự tò mò của khán giả trẻ khi những nội dung ấy vẫn nhan nhản xuất hiện trên mạng xã hội.

Trên kênh YouTube đã đạt gần 820.000 lượt đăng ký của Saigon Tếu, việc có người "giật mình" hay "không chấp nhận" khi xem những nội dung ấy cũng là điều dễ hiểu. Bởi vì trước khi có hài độc thoại, khán giả Việt Nam sẽ rất khó để có thể tìm thấy ở một loại hình biểu diễn nghệ thuật nào lại ngập đầy yếu tố dung tục như thế.

Không ít người cho rằng hài độc thoại cần phải "sạch", hạn chế chửi bậy hay quá sa đà vào chuyện tình dục. 

Trước Saigon Tếu, hài độc thoại cũng đã manh mún xuất hiện ở Việt Nam, nhưng để lại ấn tượng tiêu cực về hình thức hài tục tĩu, hài bậy bạ, hài gây sốc.

Thách thức lớn nhất của hài độc thoại hiện nay là ở chỗ đó. Uy Lê - trưởng nhóm Saigon Tếu - chia sẻ về chương trình bị phản ứng nói trên với Tuổi Trẻ: "Chúng tôi làm chương trình đó với hy vọng sẽ giúp mọi người hiểu thêm về một nét "văn hóa" trong hài độc thoại tiếng Anh được gọi là "roast battle".

Tại đây, người biểu diễn có thể đưa ra những câu từ thẳng thắn, táo bạo và thậm chí là nói tục. Chúng tôi muốn thử ranh giới của hài độc thoại là ở đâu để từ đó mọi người biết được tính quốc tế của nó là như vậy".

Những bạn trẻ trong Saigon Tếu luôn tin hài có thể "tục", nhưng không phải cố gắng "tục" để hài. 

Dù vậy, sáng tạo luôn là một công việc rủi ro khi phải tạo ra những thứ mới không thể biết trước, không phải lúc nào cũng có quy luật hay công thức chung, cũng khó có thể hình dung hết kết quả được đón nhận như thế nào.

Từ các show diễn "năn nỉ" bạn bè đi xem, đến sân khấu lớn

Tại các nước phương Tây, hài độc thoại là hình thức giải trí phổ biến đã giúp nhiều người trở thành triệu phú với các sô diễn bán vé đắt như tôm tươi như Robin Williams, Jim Carrey, Jerry Seinfeld, Kevin Hart, Vince Vaughn, Jonah Hill...

Ở Việt Nam, Saigon Tếu là cái tên đầu tiên mà khán giả nhắc đến khi nói về hài độc thoại với những cái tên nổi bật như Phương Nam, Uy Lê, Nhi Võ...

Ra mắt vào tháng 3-2020, tới nay nhóm đã xây dựng cho mình nhóm khán giả riêng. Từ những đêm diễn tại quán cà phê, có khi phải năn nỉ bạn bè đến coi ủng hộ, tới nay họ đã cùng nhau mang hài độc thoại lên sân khấu lớn để biểu diễn trước hàng trăm khán giả.

"Cà khịa show chỉ là một thử nghiệm thể loại trong số các mảng chủ đề mà Saigon Tếu thử nghiệm. Nhiều video còn lại của nhóm sẽ khai thác các đề tài gia đình, tình cảm, chuyện thường ngày, ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam...", như lời bộc bạch của nhóm.

"Góc khuất" hài độc thoại'Góc khuất' hài độc thoại

TTO - Những gương mặt 9X "triệu view" ở hài độc thoại có lộ trình, lý do đến với môn nghệ thuật này của mỗi người một khác.

Xem thêm: mth.52445922221203202-nas-cad-hnaht-ial-cut-gnud-us-ihk-iaoht-cod-iah/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hài độc thoại: Khi sự dung tục lại thành đặc sản?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools