Nếu bạn đang quan tâm về vị trí Nhân viên lễ tân và muốn biết các thông tin có liên quan như: Nhân viên lễ tân làm gì? Có nên làm lễ tân không? Học ngành nào để làm công việc này? Các yêu cầu đối với nhân viên lễ tân là gì? Mức lương cơ bản của lễ tân ra sao?...
Hãy tham khảo ngay bài viết được CareerBuilder chia sẻ dưới đây để có câu trả lời cụ thể nhất!
4. Học gì để ra làm lễ tân?
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có trường lớp nào cung cấp chương trình đào tạo chuyên ngành Lễ tân. Tuy nhiên, nếu muốn theo đuổi công việc này, bạn có thể theo học các chuyên ngành khác có liên quan như ngành quản trị nhà hàng - khách sạn, du lịch - khách sạn, ngành quản trị nhân lực để được trang bị những kiến thức cơ bản, cần thiết cho công việc này.
Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn theo học tại các khóa học nghiệp vụ lễ tân chuyên nghiệp để rút ngắn thời gian học tập cũng như tăng sự trải nghiệm thông qua việc thực hành thực tế.
Ngoài ra, đối với vị trí này thì khả năng ngoại ngữ, yêu cầu về ngoại hình và kỹ năng giao tiếp là điều không thể thiếu.
5. Một số vị trí việc làm tiêu biểu của lễ tân
5.1 Lễ tân khách sạn
Đây là vị trí đáng mơ ước, được yêu thích bởi phần lớn các bạn trẻ hiện nay khi mà ngành dịch vụ đang ngày càng có những bước phát triển mạnh mẽ. Công việc chủ yếu của nhân viên lễ tân khách sạn thường liên quan đến công tác hỗ trợ check in/check out cho khách hàng. Đồng thời, chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình lưu trú của khách hàng tại khách sạn như: tư vấn các dịch vụ đi kèm, giải đáp các thắc mắc có liên quan, xử lý các phàn nàn về sản phẩm, dịch vụ của khách sạn (nếu có).
Lễ tân khách sạn - Ảnh: Internet
5.2 Lễ tân nhà hàng
Quản lý đặt bàn chính là công việc điển hình của nhân viên lễ tân nhà hàng. Cụ thể, bạn sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận và xử lý thông tin đặt bàn từ khách hàng thông qua trao đổi trực tiếp tại nhà hàng hay qua điện thoại.
Vị trí này đòi hỏi bạn cần nắm rõ các thông tin về lượng khách và số bàn trống hiện tại nhằm hỗ trợ nhanh chóng, tránh để khách hàng chờ đợi lâu. Trường hợp hết ca, bạn cần báo cáo tình hình lại cho cấp trên.
5.3 Lễ tân văn phòng
Nhân viên lễ tân văn phòng là người chịu trách nhiệm về các hoạt động văn thư, hành chính như tiếp đón khách hàng, tiếp nhận cuộc gọi, giao/nhận giấy tờ,... Đây là vị trí quan trọng, góp phần đảm bảo sự trơn tru trong quá trình hoạt động của các phòng ban.
5.4 Lễ tân phòng khám
Nếu vị trí lễ tân phòng khám là công việc mà bạn đang quan tâm thì hãy chắc chắn rằng bản thân có thể đảm nhận tốt những công việc sau: tiếp nhận thông tin về nhu cầu khám bệnh của khách hàng; sắp xếp lịch khám phù hợp; tiếp đón khách hàng; theo dõi hồ sơ khám, chữa bệnh; thông báo lịch tái khám khi cần; hỗ trợ những công tác hành chính khác tại phòng khám;...
5.5 Lễ tân Spa – thẩm mỹ viện
Là một lễ tân Spa – thẩm mỹ viện, ngoài các công việc cơ bản của nhân viên lễ tân nêu trên, bạn cần thực hiện tư vấn, giới thiệu các gói sản phẩm, dịch vụ làm đẹp hiện có của đơn vị đến khách hàng.
Lễ tân Spa – thẩm mỹ viện - Ảnh: Internet
(Còn tiếp)
Nếu bạn đang băn khoăn có nên làm nhân viên chăm sóc khách hàng hay không thì hãy cùng CareerBuilder khám phá ngay thông tin dưới đây nhé!
Xem thêm: mth.42203626190203202-3-2-nahp-ehgn-gnort-hci-uuh-cuht-neik-gnuhn-av-nat-el-neiv-nahn/nv.ertiout