vĐồng tin tức tài chính 365

Nên làm gì khi cho vay lãi nặng nhưng bị con nợ 'bùng'?

2023-02-14 18:47

Anh Đạt cho hay quá trình vay nợ có giấy viết tay, bên vay tự nguyện, đồng thuận với mức lãi thỏa thuận trên.

Khi người vay bỏ trốn, anh Đạt đến đòi và đã bị người nhà của bên vay dọa tố cáo công an việc vay lãi nặng.

Khảo sát trên VnExpress, 70% độc giả (1.194 người) cho rằng với mức lãi suất trên, anh Đạt có dấu hiệu phạm tội cho vay lãi nặng, bất kể người vay tự nguyện và đồng thuận.

68% ý kiến (1.044 người) khuyên anh Đạt nên báo công an.

Nên làm gì khi cho vay lãi nặng nhưng bị người vay bùng?

Giải đáp thắc mắc của anh Đạt, luật sư Vũ Tiến Vinh (Công ty Luật Bảo An, Hà Nội) cho hay tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (thường được gọi là tín dụng đen) được quy định người nào cho vay với lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền 50-200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự quy định "lãi suất vay do các bên thỏa thuận", song không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác...

Như vậy, theo luật sư, cá nhân chỉ được coi là phạm tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự khi thỏa mãn điều kiện cần và đủ sau: Cho vay với lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự (20%/năm) đã thu lợi bất chính 30-100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Như vậy, việc cho vay với lãi suất từ 100%/năm trở lên được xác định là cho vay lãi nặng và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối chiếu các quy định nói trên, với trường hợp của anh Đạt, lãi suất 2.000 đồng/triệu đồng/ngày tương đương 73%/năm nên chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm cho vay lãi nặng, trừ trường hợp bạn đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Tuy nhiên, luật sư Vinh cho hay, hành vi cho vay lãi nặng của anh Đạt có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 4 Điều 12 Nghị định số 144/2021, mức phạt tiền 10-20 triệu đồng.

Luật sư khuyên, để đòi lại số tiền bị chiếm đoạt, anh Đạt có thể làm đơn trình báo gửi cơ quan điều tra nơi người vay sinh sống để xem xét trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tùy theo hành vi cụ thể mà người vay đã thực hiện.

Hải Thư

Xem thêm: lmth.9710754-gnub-on-noc-ib-gnuhn-gnan-ial-yav-ohc-ihk-ig-mal-nen/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags: vay

“Nên làm gì khi cho vay lãi nặng nhưng bị con nợ 'bùng'?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools