vĐồng tin tức tài chính 365

Thanh long tắc đường sang Nhật, nông dân như "ngồi trên lửa"

2023-02-15 04:12

Ngành Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm nay tăng khoảng 6%, cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư, tong đó, nhóm hàng nông, lâm, thủy sản cần mở rộng thị trường và thương hiệu hàng hóa của Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu này, nhiều khó khăn, vướng mắc ngay từ các khâu ở trong nước cần được khắc phục.

Điển hình như hiện nay, một số doanh nghiệp thanh long ở tỉnh Long An đã phải dừng xuất hàng đi Nhật Bản vì không đáp ứng đủ điều kiện về mã vùng trồng. Nhiều nông dân trồng thanh long ruột đỏ xuất khẩu đi Nhật như đang "ngồi trên lửa".

Thời gian qua, một số doanh nghiệp xuất khẩu thanh long bị vướng rào cản bất ngờ. Nhật Bản và Hàn Quốc gần đây có yêu cầu hàng nhập khẩu phải có giấy chứng nhận bảo hộ giống để được cấp mã số vùng trồng, nhưng đa số các vùng trồng thanh long của bà con không đáp ứng yêu cầu này.

Thanh long tắc đường sang Nhật, nông dân như ngồi trên lửa - Ảnh 1.

Đa số các vùng trồng thanh long của bà con không đáp ứng yêu cầu của Nhật Bản và Hàn Quốc. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)

Theo thông tin ban đầu, giống thanh long ruột đỏ LD1 đã được Viện Cây ăn quả miền Nam bán bằng bảo hộ cho Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit. Người dân hay doanh nghiệp khác muốn được cấp chứng nhận bảo hộ giống phải thông qua công ty này.

Sắp tới, Cục Trồng trọt sẽ tổ chức buổi làm việc với các bên liên quan. Với tinh thần chung là khuyến khích những doanh nghiệp có tiềm lực, mua bảo hộ giống, chỉ dẫn địa lý. Điều này sẽ giúp định danh các nông sản thế mạnh của Việt Nam tại những thị trường quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó lợi ích giữa các bên cũng cần được đảm bảo hài hòa.

"Doanh nghiệp đứng ra đăng ký bảo hộ cũng như chỉ dẫn địa lý với một mặt hàng nông sản nào đó ở một thị trường cần có tuyên bố rõ ràng, minh bạch về tỷ lệ thu, đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, bền vững và ở mức thu phù hợp để tránh ảnh hưởng, làm tăng giá nông sản Việt trên thị trường cũng như làm giảm nguồn thu của người dân", ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhấn mạnh.

Rõ ràng, nếu vấn đề này không được giải quyết ổn thỏa thì sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của các doanh nghiệp, của nông dân và quyền lợi quốc gia trong việc xuất khẩu sang các thị trường quốc tế.

Hạn chế rủi ro trong xuất nhập khẩu

Đẩy mạnh xuất nhập khẩu trong bối cảnh thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ hiện nay cũng đồng nghĩa với việc gia tăng nguy cơ về những rủi ro, tranh chấp, lừa đảo trong các giao dịch thương mại. Thậm chí theo thời gian, những thủ đoạn còn có thể phức tạp hơn với quy mô lớn hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực thương mại để phòng ngừa và xử lý.

Các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, trong kỳ giao ban gần nhất, cũng đã đưa ra nhiều cảnh báo cho các doanh nghiệp để hạn chế rủi ro trong xuất nhập khẩu.

Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc cho biết, thực tế có những đơn hàng xuất khẩu, doanh nghiệp đã không thu được tiền hoặc thu không đủ tiền, thậm chí bị doanh nghiệp đối tác biện lý do để không nhận hàng. Nhiều vụ việc đã kéo dài hàng năm vẫn chưa giải quyết được.

Những rủi ro trong xuất khẩu có thể đến từ những yếu tố khách quan như thiên tai, tai nạn, nhưng phần nhiều cũng đến từ những yếu tố chủ quan là những hiểu lầm, sơ hở của các doanh nghiệp. Vì vậy để hạn chế, phòng ngừa những rủi ro này, một khuyến cáo quan trọng được đưa ra là các doanh nghiệp cần có sự đầu tư đủ lớn cho việc soạn thảo những hợp đồng thương mại với khách hàng.

Có được khách hàng mới chưa hẳn đã là vui ngay. Việc tìm hiểu, xác minh thông tin về đối tác là rất cần thiết. Những đối tác uy tín thường luôn có thông tin được đăng tải rõ ràng và công khai. Các doanh nghiệp có thể tìm hiểu ngay ở trên mạng, hoặc thậm chí có thể trả phí cho bên thứ 3 để có được thông tin về đối tác.

"Nếu những doanh nghiệp nhỏ và vừa không có đủ năng lực để làm thì các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài, cụ thể là các thương vụ tại các nước hoàn toàn có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp xác minh lại xem doanh nghiệp đối tác của mình có uy tín hay không, có đang trong nguy cơ dẫn đến tổn thương cho nhà xuất khẩu nhập khẩu của chúng ta hay không", bà Dương Phương Thảo, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Italy, cho biết.

Các thương vụ cũng khuyến cáo các doanh nghiệp, kể cả với những đối tác đang thường xuyên giao dịch cũng vẫn nên định kỳ kiểm tra lại thông tin đối tác bởi trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay, ngay cả những doanh nghiệp lớn trên thế giới cũng có thể gặp phải những khó khăn về tài chính hoặc phá sản.

Giá thanh long tăng vọt sau khi Trung Quốc mở cửaGiá thanh long tăng vọt sau khi Trung Quốc mở cửa

VTV.vn - Nông sản Việt xuất sang thị trường Trung Quốc đã bắt đầu khởi động lại. Giá nhiều loại nông sản tăng là những tín hiệu tích cực cho một năm xuất khẩu sôi động.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.34051600241203202-aul-nert-iogn-uhn-nad-gnon-tahn-gnas-gnoud-cat-gnol-hnaht/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thanh long tắc đường sang Nhật, nông dân như "ngồi trên lửa"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools