vĐồng tin tức tài chính 365

Lại 'nóng' chuyện giá sách giáo khoa

2023-02-16 09:27

Thêm một lần nữa dư luận lại nổi sóng về câu chuyện "giá sách giáo khoa".

Trên thực tế trong lĩnh vực xuất bản, giá giấy và công in là những yếu tố tác động lớn đến giá thành xuất bản phẩm.

Đơn vị nào không tính toán dự phòng được nguồn vật tư tốt thì sẽ càng dễ bị tác động khi giá vật tư biến động. Nhất là đối với những doanh nghiệp như Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam từng nhiều năm độc quyền xuất bản sách giáo khoa, trong giai đoạn hiện tại cũng chiếm phần lớn thị phần.

Việc có hay không những liên minh kiểu "nhóm lợi ích" trong quy trình sản xuất còn đang được cơ quan điều tra xem xét. Nhưng câu chuyện "giá sách" thì cần bình tĩnh để thấy nó không chỉ xuất phát từ chuyện "đội giá vật tư".

Nhìn rộng hơn, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam chỉ là một trong năm nhà xuất bản tham gia xuất bản sách giáo khoa mới theo cơ chế xã hội hóa phục vụ chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2020 - 2021.

Xét trên bình diện chung này, giá sách giáo khoa của các đơn vị đều tăng tương đương nhau và cao hơn hẳn giá sách giáo khoa cũ 3-4 lần.

Điều đó cho thấy vụ "đội giá vật tư" mới phanh phui chưa hoàn toàn là tất cả nguyên nhân của giá sách tăng.

Nhiều lý do dẫn tới giá sách giáo khoa mới cao vọt được giải thích, trong đó cũng có những khoản chi phí khá mù mờ như "chi phí thị trường".

Cụm từ này bao trùm cả chuyện chiết khấu, chi phí cho các khâu trung gian trong việc mở rộng thị trường, thậm chí không loại trừ có những khoản lót tay để thúc đẩy việc chọn sách ở các địa phương.

Từng có đại biểu Quốc hội yêu cầu làm rõ "chi phí thị trường" thực tế là gì: "Chi phí thị trường tác động thế nào đến giá sách? Đây là điều trước sau cũng phải động chạm đến để làm rõ".

Khi "bếp núc" nhà xuất bản đã được hé mở thì từ những vấn đề trong quy trình lựa chọn nhà thầu cung cấp vật tư, in ấn đến phát hành, mở rộng thị trường đều cần lần lượt xem xét. Sai phạm thường nảy sinh từ kẽ hở của pháp luật, cơ chế quản lý vừa chồng chéo cũng vừa lỏng lẻo của các cấp.

Cụ thể trong vấn đề giá, các nhà xuất bản phải tuân thủ mức giá do Bộ Tài chính duyệt dựa trên minh chứng xây dựng giá của các nhà xuất bản trình lên được xem là hợp lý.

Những trường hợp sai phạm ở các khâu khác nhau dẫn tới đội giá sách nhưng vẫn được duyệt có thể nảy sinh từ việc lỏng lẻo trong kiểm soát hoặc có sự bất cập trong quy định để các đơn vị xuất bản lách được.

Trong bối cảnh đang thực hiện việc thay sách giáo khoa song song với tiến độ thực hiện "cuốn chiếu" chương trình giáo dục phổ thông 2018, mỗi năm học đều có những lớp mới không thể sử dụng lại sách của chương trình cũ.

Như vậy, bất cứ trục trặc, vướng mắc nào trong các khâu biên soạn sách giáo khoa đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ và hậu quả có thể xảy ra là học sinh không có sách học khi bước vào năm học mới.

Đây là vấn đề lớn có trách nhiệm của nhiều bộ ngành, nhưng trước hết có trách nhiệm của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lý giải vì sao giá sách giáo khoa mới cao hơnBộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lý giải vì sao giá sách giáo khoa mới cao hơn

Báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn ký nêu rõ có một số bộ sách giáo khoa mới có giá cao hơn so với bộ sách giáo khoa theo chương trình cũ do khổ giấy, màu in... chất lượng hơn.


Xem thêm: mth.78095938061203202-aohk-oaig-hcas-aig-neyuhc-gnon-ial/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lại 'nóng' chuyện giá sách giáo khoa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools