vĐồng tin tức tài chính 365

'Có cần học đại học': Thành đạt, dở dang là do lựa chọn

2023-02-16 10:40
Sinh viên nộp hồ sơ nhập học tại Trường ĐH HUTECH TP.HCM năm học 2022-2023  - Ảnh: NHƯ HÙNG

Sinh viên nộp hồ sơ nhập học tại Trường ĐH HUTECH TP.HCM năm học 2022-2023 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Tôi đang công tác tại một trường THPT ở tỉnh Kiên Giang. Trước khi sang dạy phổ thông, tôi có khoảng thời gian khá dài giảng dạy tại một trường đại học. Có thể nói, những năm tháng làm giảng viên đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc vui buồn khi chứng kiến học trò mình có đứa tốt nghiệp thành đạt, nhưng có đứa việc học dở dang vì đã chọn sai con đường.

Có những lựa chọn sai lầm

Thời còn dạy ở trường đại học, trước khi bắt đầu môn học, tôi thường hay hỏi các em: Tại sao em chọn học ngành này? Ngoài những lý do các em đưa ra như yêu thích, gia đình bắt học, thì có em lại bảo em chọn đại thôi. Một khi định hướng chọn ngành nghề không đúng thì dẫn đến những hậu quả sau này cho chính bản thân các em.

Tôi nhớ mãi câu chuyện về một em sinh viên học ngành ngôn ngữ Anh. Tôi biết đến em khi em đã là sinh viên năm 2. Em vốn hoạt bát, có đam mê nhiếp ảnh và hội họa. Và phải nói em chụp ảnh rất đẹp. Cứ có thời gian rảnh là em lại lên Sài Gòn đi với các đoàn cải lương, ca nhạc để chụp ảnh cho nghệ sĩ, ca sĩ.

Cũng chính vì chụp ảnh là niềm đam mê nên việc học của em đã phần nào bị sao nhãng. Nhiều lần em tâm sự muốn nghỉ học luôn để theo đuổi đam mê nhưng gia đình lại không cho. Tôi nói em hãy nhìn lại kết quả học tập của chính mình thời gian qua, cũng như báo cho gia đình biết.

Bây giờ em có thể lựa chọn lại ngành học theo đam mê của mình vẫn kịp thay vì cứ cố gắng rồi lại không được gì. Bẵng đi một thời gian, em thông tin cho tôi là em đã nghỉ học và đang lựa chọn học một khóa về nhiếp ảnh theo sở thích của mình.

Hay khác hơn là câu chuyện về một em sinh viên học ngành sư phạm. Điều đặc biệt ở em này là vẽ rất đẹp, có một tài năng về hội họa. Sau khi tốt nghiệp, em loay hoay tìm việc để trở thành cô giáo đúng như ngành đã học.

Thế nhưng, cơ hội lại chẳng thể đến với em. Đây cũng là một trong vô số trường hợp chọn ngành học không phát huy hết năng lực của mình. Nhưng dẫu sao, em cũng trở thành cô giáo nhưng là cô giáo dạy vẽ cho các em học trò tại nhà. Ngoài ra, em có thể vẽ tranh ở nhiều đề tài, trên nhiều chất liệu, đặc biệt là tường nhà. Điều này đã giúp em ổn định cuộc sống mà không cần đến tấm bằng đại học.

Mỗi khi bắt đầu năm học mới, với khóa tuyển sinh mới, tôi thường trăn trở không biết các em đã thực sự chọn đúng nguyện vọng của mình chưa. Để đến với thành công thì luôn có nhiều lối đi. Đại học không là con đường duy nhất đối với những em không có khả năng học, những em muốn theo đuổi một ngành nghề nào đó. Điều quan trọng khi không học đại học thì các em cần phải biết rõ bản thân mình lựa chọn nghề nào sao cho phù hợp.

Tai hại câu nói "Đại học không là con đường duy nhất"

Vì hiểu được tâm lý chọn lựa ngành nghề của các em sinh viên, nên khi công tác ở trường THPT tôi thường khuyên học trò mình hãy xác định rõ ngành muốn học hoặc định hướng tương lai sớm. Các em đừng chờ đến năm lớp 12 rồi mới bắt đầu lựa chọn.

Có lần tôi hỏi các em học sinh lớp 12 năm nay đã là năm cuối cấp, các em đã có lựa chọn ngành học hay tương lai cho mình chưa. Tôi bất ngờ khi nghe nhiều em nói "đại học không là con đường duy nhất cô ơi". Vậy là có dịp để tôi chia sẻ cùng các em.

Trong cuộc sống, các em đã nghe câu: "Có tiền chưa chắc đã hạnh phúc". Vậy câu nói ấy phần nhiều do ai nói? Chắc hẳn rằng đó là câu nói của những người có nhiều tiền, giàu sang nhưng cuộc sống không hẳn hạnh phúc. Trong khi những người nghèo đôi khi lại nói giá như có tiền thì cuộc sống của mình sẽ hạnh phúc hơn.

Cũng giống như câu nói "đại học không là con đường duy nhất". Câu nói ấy có thể xuất phát từ những bạn lựa chọn học nghề và có những thành công nhất định. Hay các em thường lấy ví dụ Bill Gates bỏ học nhưng vẫn thành công. Vậy các em có thể tính xem trong xã hội này có bao nhiêu người không học đại học mà thành công? Có lẽ con số đó sẽ ít hơn con số những người học ĐH thành công.

Hơn lúc nào hết, những em có khả năng thì cần phải lựa chọn cho chính mình ngành học đại học phù hợp và nỗ lực thi đậu. Bởi việc học sẽ giúp ích cho các em về sau rất nhiều.

Diễn đàn "CÓ CẦN HỌC ĐẠI HỌC?" đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Mời bạn đọc tham gia diễn đàn bằng cách email về giaoduc@tuoitre.com.vn. Bài được sử dụng trên nhật báo Tuổi Trẻ hoặc Tuổi Trẻ Online sẽ được hưởng nhuận bút theo quy định của tòa soạn.

TUỔI TRẺ

THU THỦY (Kiên Giang)

"Có cần học đại học": Phải từ bỏ những mặc định'Có cần học đại học': Phải từ bỏ những mặc định

Ở Việt Nam, nếu đặt câu hỏi "Có cần thiết phải vào đại học hay không?" thì tôi tin chắc câu trả lời phần nhiều sẽ là "Có".

Xem thêm: mth.52222658061203202-nohc-aul-od-al-gnad-od-tad-hnaht-coh-iad-coh-nac-oc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Có cần học đại học': Thành đạt, dở dang là do lựa chọn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools