vĐồng tin tức tài chính 365

Các đội cứu hộ tìm nạn nhân động đất ra sao? Cần thiết bị gì?

2023-02-16 11:51
Mọi người tìm kiếm nạn nhân động đất ở thị trấn Jandaris, Syria hôm 15-2 - Ảnh: REUTERS

Mọi người tìm kiếm nạn nhân động đất ở thị trấn Jandaris, Syria hôm 15-2 - Ảnh: REUTERS

Đến nay hơn 41.000 người đã thiệt mạng sau khi trận động đất mạnh 7,8 độ hôm 6-2 và các dư chấn làm rung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Các đội cứu hộ từ khắp nơi trên thế giới đã đến hỗ trợ tìm kiếm các nạn nhân động đất.

Đã có những cuộc giải cứu ấn tượng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, gồm cả những người được đưa lên từ đống đổ nát sau hơn 100 giờ, 200 giờ... bị mắc kẹt. Nhưng cũng có sự tuyệt vọng và tức giận của người dân trước tốc độ cứu hộ chậm chạp ở một số khu vực.

Đài BBC đã giải đáp nhiều câu hỏi liên quan hoạt động cứu hộ như: Bắt đầu hoạt động tìm kiếm và cứu hộ ra sao? Cần thiết bị cứu hộ gì? Chó nghiệp vụ làm gì?...

Bắt đầu hoạt động tìm kiếm và cứu hộ ra sao?

Theo Đài BBC, khi lực lượng cứu hộ đến hiện trường động đất lần đầu tiên, họ đánh giá những tòa nhà bị sập nào nhiều khả năng nhất có người bị mắc kẹt.

Họ làm điều này bằng cách tìm kiếm các khoảng trống dưới dầm bê tông lớn hoặc cầu thang, những nơi có thể tìm thấy người sống sót.

Cùng cần đánh giá khả năng một tòa nhà bị sập đổ thêm lần nữa, bên cạnh những mối nguy hiểm khác như rò rỉ khí gas, lũ lụt, các vật dụng nguy hiểm...

Trong lúc lực lượng cứu hộ nỗ lực tiếp cận những người sống sót, nhân viên hỗ trợ sẽ theo dõi các chuyển động của tòa nhà và lắng nghe âm thanh lạ.

Các tòa nhà bị sập hoàn toàn thường là những tòa nhà được tìm kiếm sau cùng, vì khả năng tìm thấy những người sống sót là rất mong manh.

Trong khi đó, công việc của các đội cứu hộ được điều phối bởi một cơ quan, thường là Liên Liên Hiệp Quốc, và nước sở tại. Lực lượng cứu hộ được đào tạo đặc biệt và làm việc theo cặp hoặc theo đội lớn hơn, trong khi dân địa phương cũng thường nhảy vào hỗ trợ.

Cảnh các nhân viên cứu hộ vui mừng sau khi cứu được một người phụ nữ bị mắc kẹt 226 giờ dưới đống đổ nát ở tỉnh Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 15-2 - Ảnh: REUTERS

Cảnh các nhân viên cứu hộ vui mừng sau khi cứu được một người phụ nữ bị mắc kẹt 226 giờ dưới đống đổ nát ở tỉnh Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 15-2 - Ảnh: REUTERS

Cần thiết bị cứu hộ gì?

Để di chuyển đống đổ nát của những tòa nhà bị sập, các đội cứu hộ sử dụng máy móc hạng nặng, bao gồm máy xúc, đào và kích thủy lực.

Các tấm bê tông lớn ở bên ngoài các tòa nhà có thể được máy xúc đưa sang một bên, giúp lực lượng cứu hộ có thể thấy được người bị mắc kẹt bên trong.

Thiết bị video có thể được đưa qua các khoảng trống để giúp xác định vị trí những người sống sót.

Thiết bị âm thanh chuyên dụng có thể phát hiện tiếng ồn nhỏ nhất trong phạm vi vài mét. Cần có bầu không khí im lặng xung quanh trong lúc một nhân viên cứu hộ tạo tiếng đập mạnh ba lần và hy vọng nghe thấy phản hồi từ trong đống đổ nát.

Máy dò carbon dioxide (CO2) có thể được sử dụng để tìm những người sống sót đang bất tỉnh. Các máy này hoạt động tốt nhất trong không gian hạn chế, nơi chúng phát hiện nồng độ CO2 cao hơn trong không khí mà con người thở ra.

Thiết bị chụp ảnh nhiệt có thể được sử dụng để xác định vị trí của những người không nằm ngay trong tầm nhìn của nhân viên cứu hộ, vì nhiệt độ cơ thể nạn nhân có thể làm nóng đống đổ nát xung quanh họ.

Nhân viên cứu hộ đưa nạn nhân động đất ra khỏi đống đổ nát của một tòa nhà ở tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 14-2 - Ảnh: REUTERS

Nhân viên cứu hộ đưa nạn nhân động đất ra khỏi đống đổ nát của một tòa nhà ở tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 14-2 - Ảnh: REUTERS

Chó nghiệp vụ làm gì?

Sử dụng khứu giác nhạy, những con chó được huấn luyện đặc biệt có thể phát hiện ra các dấu hiệu của sự sống mà con người không thể làm được.

Chó nghiệp vụ cũng có thể đẩy nhanh quá trình tìm kiếm và cứu hộ.

Cần dùng tay trần hay không?

Sau khi các tấm bê tông và cấu trúc lớn được dỡ lên, các đội cứu hộ sử dụng tay và các dụng cụ nhỏ như búa, cuốc và xẻng cũng như máy, máy cắt cốt thép... để xử lý các thanh kim loại trong bê tông cốt thép.

Nhân viên cứu hộ sử dụng các thiết bị bảo hộ, bao gồm mũ bảo hiểm và găng tay, để bảo vệ tay khi dọn những mảnh vụn sắc nhọn.

Tuy nhiên, ở một số khu vực diễn ra hoạt động cứu hộ chậm chạp của Thổ Nhĩ Kỳ, dân địa phương phải dùng tay trần đào bới đống đổ nát.

Thời gian kết thúc hoạt động cứu hộ được quyết định như thế nào?

Quyết định này được đưa ra bởi cơ quan điều phối của Liên Hiệp Quốc, chính quyền trung ương và địa phương của nước sở tại.

Các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ thường bị hủy bỏ khi đến mốc 5-7 ngày sau thảm họa, nếu không tìm thấy ai còn sống trong một hoặc hai ngày.

Tuy nhiên, công tác cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vẫn đang diễn ra khi nhiều người sống sót được đưa ra ngoài sau nhiều ngày. Mới nhất, các nhân viên cứu hộ cứu được một người phụ nữ bị mắc kẹt 226 giờ dưới đống đổ nát ở tỉnh Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 15-2.

Cứu sống thêm 5 nạn nhân động đất sau hơn 226 giờ mắc kẹt, nhờ thời tiết lạnh?Cứu sống thêm 5 nạn nhân động đất sau hơn 226 giờ mắc kẹt, nhờ thời tiết lạnh?

Lực lượng cứu hộ giải cứu được hai phụ nữ ở thành phố Kahramanmaras và một phụ nữ cùng hai con ở thành phố Antakya của Thổ Nhĩ Kỳ bị mắc kẹt dưới đống đổ nát do động đất từ 226 đến 228 giờ.

Xem thêm: mth.72205700161203202-ig-ib-teiht-nac-oas-ar-tad-gnod-nahn-nan-mit-oh-uuc-iod-cac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Các đội cứu hộ tìm nạn nhân động đất ra sao? Cần thiết bị gì?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools