Ngày 16/2, Bộ Tài chính Nhật Bản thông báo trong tháng 1/2023, cán cân thương mại của Nhật Bản bị thâm hụt nặng nề, chủ yếu do nhu cầu của nước láng giềng Trung Quốc suy yếu tác động tiêu cực tới xuất khẩu hàng hóa của nước này.
Cụ thể, trong kỳ báo cáo, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản chỉ tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm mạnh so với mức tăng 11,5% của tháng trước đó, trong khi kim ngạch nhập khẩu hàng hóa lại tăng tới 17,8%, chỉ giảm nhẹ so với mức tăng 20,7% trong tháng trước đó. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản - giảm tới 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả là cán cân thương mại của Nhật Bản bị thâm hụt tới 3.490 tỷ yen (khoảng 26,07 tỷ USD), mức cao nhất kể từ năm 1979 - thời điểm Nhật Bản bắt đầu thống kê về số liệu này.
Ông Kenta Maruyama, chuyên gia của Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Mitsubishi UFJ, dự báo tình trạng thâm hụt thương mại của Nhật Bản có thể sẽ còn kéo dài ngay cả khi giá cả hàng hóa nhập khẩu có thể sẽ giảm bởi vì, lạm phát hàng hóa đang tăng và đồng Yen không thể suy yếu thêm nữa, trong khi xuất khẩu vẫn đang trong xu hướng giảm.
Việc Nhật Bản bị thâm hụt thương mại có thể tác động tiêu cực tới đà phục hồi kinh tế vẫn còn mong manh của nước này. Điều này đặt ra thách thức rất lớn đối với Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), nhất là khi BoJ vẫn đang duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng bất chấp việc lạm phát ở nước này đã liên tục tăng cao, trong khi đồng Yen đã mất giá đáng kể so với đồng USD kể từ tháng Ba năm ngoái.
VTV.vn - Đồng Yen của Nhật Bản đã lên mức cao nhất trong 7 tháng qua trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi sự thay đổi chính sách của Ngân hàng trung ương nước này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.39503042161203202-us-hcil-tahn-nol-iam-gnouht-tuh-maht-cum-nahn-ihg-nab-tahn/et-hnik/nv.vtv