vĐồng tin tức tài chính 365

Giá nhiều loại trái cây giảm một nửa

2023-02-16 19:42

Khảo sát của VnExpress tại TP HCM cho thấy cam sành được đổ đống trên các đường phố hoặc bán đầy các xe đẩy, chợ truyền thống với giá 7.000-20.0000 đồng một kg, giảm 50% so với trước Tết Nguyên đán.

Tương tự, dừa được bán với giá 5.000-8.000 đồng một quả, bưởi 8.000-15.000 đồng một kg, mận An Phước là 10.000-15.000 đồng, giảm 30-50% so với cách đây hai tháng.

Cam được nhiều cửa hàng ở TP HCM rao bán với giá chỉ 6.000-10.000 đồng một kg. Ảnh: Hồng Châu

Cam được nhiều cửa hàng ở TP HCM rao bán với giá 6.000-10.000 đồng một kg. Ảnh: Hồng Châu

Tại thủ phủ cam sành Vĩnh Long, các nhà vườn thua lỗ nặng vì giá bán mặt hàng này lao dốc, còn vài nghìn đồng một kg. Hàng loại 3 có lúc xuống 1.000 đồng mỗi kg.

Ông Đạt, người sở hữu một ha cam ở Trà Ôn, cho biết với mức giá 4.000-5.000 đồng một kg, vụ này gia đình ông lỗ gần 100 triệu đồng. Khoản lỗ trên chủ yếu từ chi phí phân bón, thuốc, chưa tính công chăm sóc. "Với những hộ phải thuê đất, số lỗ tăng lên gấp đôi", ông nói.

Tương tự, những người trồng mận ở An Phước (Đồng Nai) cho biết đang lỗ nặng khi giá tại vườn xuống 6.000-7.000 đồng một kg.

Tại thủ phủ dừa Bến Tre, giá dừa khô cũng giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Với mức giá này, người trồng dừa khô đang lỗ 20-50 triệu đồng một ha.

Ông Huỳnh Quang Đức, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre, cho biết nguyên nhân khiến dừa khô rớt giá mạnh do sau Covid-19, nhiều nước có diện tích dừa lớn như Ấn Độ, Indonesia, Philippines bị tồn đọng hàng nhiều. Do đó, các doanh nghiệp đã hạn chế thu mua xuất khẩu khiến dừa khô bị dư cung và ế ẩm.

Với cam sành, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Long cho rằng do thời tiết lạnh kéo dài ở các tỉnh miền Trung và Bắc khiến nhu cầu sử dụng của người dân nơi đây giảm mạnh. Trong khi đó, nguồn cung lại tăng đột biến khi nhiều người trồng cam vụ Thu Đông giữ hàng lại để bán Tết bị tồn đọng, cộng với lượng cam xanh tới lứa thu hoạch từ tháng 2 cho năng suất cao. Tại huyện Trà Ôn, lượng cam bị ứ đọng khoảng 50.000 tấn và diện tích thu hoạch từ đây tới tháng 3 thêm 60.000 tấn.

Theo quy hoạch của tỉnh, diện tích trồng cam là 12.000 ha. Tuy nhiên mấy năm qua, giá cam tăng cao, người dân ồ ạt trồng khiến diện tích tăng lên 17.000 ha. Hiện, các địa phương trồng cam sành nhiều nhất là huyện Trà Ôn, Tam Bình và Vũng Liêm.

Cục Trồng trọt cho biết trước đó đã cảnh báo về diện tích cam sành phát triển "nóng", người nông dân cần cẩn trọng. Nhưng hai năm qua, trồng cam có lãi nên nhiều người không tuân theo quy hoạch và khuyến cáo.

Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang đề nghị các địa phương tăng cường hỗ trợ nông dân. Trong đó, tổ công tác 970 yêu cầu các địa phương tăng cường kết nối tiêu thụ nông sản trên địa bàn với các hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh trái cây nhằm giúp nông dân tiêu thụ hết cam chín, dù giá thấp.

Các hệ thống siêu thị như Go, Co.opmart, Co.opXtra cho hay đang thu mua cam sành với giá 10.000-14.000 đồng một kg. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cũng đã đưa thông tin cam sành lên sàn thương mại điện tử, dự kiến tiêu thụ khoảng 60 tấn cho người trồng.

Hồng Châu

Xem thêm: lmth.9031754-aun-tom-maig-yac-iart-iaol-ueihn-aig/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giá nhiều loại trái cây giảm một nửa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools