Theo Business Insider, Trung Quốc đang cố gắng hồi sinh thị trường bất động sản ảm đạm của mình bằng cách xem xét các giải pháp sáng tạo hơn.
Cụ thể, để thu hút nhiều người vay mua nhà thế chấp hơn, một số ngân hàng ở Trung Quốc đã bắt đầu mở rộng giới hạn tuổi tác với đối tượng này lên tới 80 tuổi, các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin. Giới hạn độ tuổi trên hiện nay thường là 65 đến 70 tuổi, tờ Sixth Tone cho biết.
Để thu hút nhiều người vay thế chấp hơn, một số ngân hàng đang bắt đầu mở rộng giới hạn tuổi cao hơn đối với chủ nhà trả tiền thế chấp lên 80 tuổi, theo nhiều phương tiện truyền thông địa phương. Giới hạn độ tuổi trên hiện nay thường là 65 đến 70, theo hãng tin Sixth Tone.
Ví dụ, một người 50 tuổi hiện có thể vay mua nhà thế chấp trong 30 năm. Trong khi đó, theo các quy tắc trước đây, người vay mua nhà thế chấp phải dưới 40 tuổi.
Ngày 14/2 vừa qua, tờ Beijing Youth Daily đưa tin một số ngân hàng tại các thành phố bao gồm Bắc Kinh và Nam Ninh đã có động thái mở rộng giới hạn tuổi của người vay mua nhà thế chấp. Ngoài ra, một số ngân hàng ở Ninh Ba – một trung tâm công nghiệp lớn ở tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, cũng tăng giới hạn trên lên 80 tuổi.
Điều này đã gây ra một cuộc tranh luận trên mạng xã hội ở Trung Quốc về việc liệu những chính sách như vậy có giảm bớt gánh nặng cho người mua nhà trong bối cảnh hiện tại hay không. Một trong những câu hỏi phổ biến nhất là điều gì sẽ xảy ra nếu người vay thế chấp qua đời trước khi trả xong khoản vay. Việc nâng giới hạn tuổi diễn ra trong bối cảnh có tin đồn rằng Trung Quốc có thể sẽ tăng tuổi nghỉ hưu.
Để so sánh, tại Mỹ không có giới hạn độ tuổi với người vay mua nhà thế chấp. Tuy nhiên, bên cho vay có thể xem xét các yếu tố liên quan đến tuổi tác, chẳng hạn như thay đổi thu nhập khi người vay tiền sắp nghỉ hưu.
Theo nhận định của các chuyên gia, chính sách giải cứu thị trường bất động sản ở Trung Quốc cần sáng tạo hơn nữa trong bối cảnh người tiêu dùng không mấy mặn mà với các biện pháp nới lỏng hiện tại. Thị trường bất động sản của đất nước tỷ dân đã rơi vào tình trạng suy giảm do ảnh hưởng kéo dài của đại dịch Covid-19.
Đầu tháng 2, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết trong đánh giá hàng năm về nền kinh tế Trung Quốc, cuộc khủng hoảng bất động sản "vẫn chưa được giải quyết" và tăng trưởng của nước này vẫn "chịu áp lực". Ngoài ra, hơn một nửa trong số 60 nhà phát triển bất động sản được niêm yết ở quốc gia này có khả năng báo lỗ trong năm tài chính 2022, theo tính toán dựa trên dữ liệu công khai của Bloomberg.
Đầu tư vào bất động sản của Trung Quốc đã giảm khoảng 10% vào năm 2022 so với một năm trước, theo dữ liệu chính thức được công bố vào ngày 17/1. Doanh số tiếp tục ở mức yếu trong tháng 1/2023, với doanh số bán nhà ở theo khu vực giảm 14% so với cùng kỳ năm 2022 , theo dữ liệu từ 40 thành phố lớn do China Real Estate Information tổng hợp.
Tommy Xie, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và chiến lược Trung Quốc tại Ngân hàng OCBC có trụ sở tại Singapore, nhận định: “Các chính sách kích cầu mới cần linh hoạt và sáng tạo trong bối cảnh người mua hay các nhà đầu tư không phản hồi tích cực với chính sách hiện tại”.
Nguồn: BI