Phải công nhận rằng vẫn có những người bán qua mạng minh bạch nguồn hàng và chất lượng sản phẩm, bán trên mạng và giao tận nơi nên giá thành "mềm" hơn. Họ cũng dùng mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm nhưng luôn nhấn mạnh "đây không phải là thuốc và không thay thế thuốc chữa bệnh".
Những nạn nhân của trò lừa đảo trên mạng thật ra không đến nỗi "nhẹ dạ cả tin". Nhưng như kiểu "nước chảy đá mòn".
Người xem nhận thấy hình ảnh "người của công chúng" khẳng định chắc như đinh đóng cột nên mới đặt niềm tin. Nhiều khi khách hàng bị thuyết phục bởi người quảng bá, chứ không hẳn tin vào loại thực phẩm chức năng đang rao bán.
Lợi dụng tên tuổi người có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng mạng, để "hô biến" vịt xiêm thành thiên nga, vốn không còn xa lạ. Nhưng rất nhiều người vẫn sập bẫy trong mê hồn trận quảng cáo trên mạng.
Đòn tâm lý có tác dụng "hạ gục" người dùng nhanh nhất chính là đánh đúng điểm yếu. Vì các sản phẩm trên đều trấn an khách hàng rằng không gây tác dụng phụ.
Người mua chỉ chờ có vậy là "chốt đơn" ngay, bởi lẽ họ luôn mong bình phục và không ảnh hưởng đến bộ phận khác. Trong khi trên thực tế, ngay cả thuốc bổ cũng phải theo toa của bác sĩ.
Cơ quan chức năng đã phát hiện xử lý vi phạm liên quan trên không gian mạng.
Có những vụ xử phạt rồi nhưng không bao lâu sau các kiểu quảng cáo "thần y" lại bùng lên tra tấn người xem. Tiếp sau những quảng cáo suốt ngày sáng đêm, ngày này qua tuần nọ sẽ là lợi nhuận lớn "ăn" trên sức khỏe người mua.
Chọn mặt gửi vàng, đặt niềm tin vào khoa học, y học. Đừng mất thời gian, tiền bạc và cả tính mạng cho "thần y" mạng.
Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch... xử lý nghiêm nghệ sĩ quảng cáo dỏm, điều tra buôn bán thần dược giả.
Xem thêm: mth.38101452271203202-gnam-nert-y-gnoul-coud-naht-ueik-cac-iov-cub-tahp/nv.ertiout