vĐồng tin tức tài chính 365

Cầu nối đưa nông sản Hà Tĩnh vươn xa: Nông dân tiếp cận chuyển đổi số (bài 2)

2023-02-19 07:02

Chuyển đổi số nông sản

Cách đây gần 5 năm, các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Hà Tĩnh như: Gạo, cam, bưởi, nhung hươu, nước mắm; kẹo cu đơ… mặc dù cho sản lượng lớn nhưng thị trường tiêu thụ hạn chế, hiệu quả kinh tế chưa cao. Sau khi thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) vào năm 2018, làn gió mới đã thay đổi hoàn toàn từ cách tiếp cận, tổ chức sản xuất đến bán hàng cho cả cơ quan quản lý Nhà nước và chính người nông dân tại Hà Tĩnh.

Bà Lê Thị Khương, Giám đốc HTX HTX thu mua, chế biến thủy hải sản Phú Khương (thôn Xuân Phú, xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) chia sẻ, cách đây khoảng 5 năm về trước, cơ sở của bà trung bình mỗi tháng chỉ sản xuất vài nghìn lít cung cấp cho người tiêu dùng tại các chợ đầu mối trong huyện Kỳ Anh. Đến năm 2018, khi được tỉnh, huyện lựa chọn làm cơ sở chỉ đạo điểm phát triển sản phẩm OCOP thì HTX của bà mới được thành lập.

Dân sinh - Cầu nối đưa nông sản Hà Tĩnh vươn xa: Nông dân tiếp cận chuyển đổi số (bài 2)

Nước mắm Phú Khương sau khi tham gia Chương trình OCOP đã có mặt khắp các siêu thị lớn trên toàn quốc (Ảnh: TL).

Theo bà Khương, gia đình bà vốn làm nghề chế biến nước mắm manh mún, nhỏ lẻ theo kiểu ủ chượp truyền thống. Khi tham gia Chương trình OCOP, HTX được tư vấn, hỗ trợ từ đầu tư dây chuyền sản xuất sử dụng năng lượng mặt trời đến thay đổi bao bì, nhãn mác; được tham dự nhiều hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh. Từ đó, sản phẩm được nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và quan trọng là tiếp thị được nhiều đối tượng người tiêu dùng.

Đặc biệt, từ khi tham gia OCOP, HTX đã tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm theo “chuẩn OCOP”: Tập trung cao cho quy trình, công nghệ sản xuất sạch, an toàn, bao bì nhãn mác bắt mắt và đa dạng hình thức tiếp thị, quảng bá sản phẩm. Nhờ đó, 3 năm qua, nước mắm Phú Khương đã có mức tăng trưởng lớn về sản lượng và doanh thu. Sản phẩm của HTX có mặt rộng rãi trên khắp các siêu thị lớn trên cả nước và trên sàn thương mại điện tử Shopee.

“Nếu như năm 2018, HTX chỉ sản xuất, tiêu thụ được 30.000 lít nước mắm, doanh thu đạt 3 tỷ đồng thì đến năm 2021, chúng tôi đã sản xuất, tiêu thụ 110.000 lít, doanh thu hơn 16 tỷ đồng. HTX đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 15 lao động với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng”, bà Khương phấn khởi cho biết.

Dân sinh - Cầu nối đưa nông sản Hà Tĩnh vươn xa: Nông dân tiếp cận chuyển đổi số (bài 2) (Hình 2).

Cam Khe Mây - một trong những đặc sản của Hà Tĩnh, được bán tại các hệ thống siêu thị lớn.

Theo ông Lê Văn Dũng, Trưởng phòng Công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh, thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp nói chung, chương trình OCOP nói riêng, thời gian qua, Hà Tĩnh đã thử nghiệm xây dựng hệ thống quản lý sản phẩm và truy xuất nguồn gốc trên một số sản phẩm OCOP như: Nhung hươu, nước mắm, bưởi Phúc Trạch, cam Vũ Quang… Đặc biệt, tỉnh đã hỗ trợ đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử (2 sàn của tỉnh và 2 sàn Voso.vn, Postmart.vn). Thời gian tới, toàn ngành sẽ xây dựng, phát triển hạ tầng số, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành nông nghiệp, trong đó có sản phẩm OCOP.

Năm 2022, Hà Tĩnh có trên 20% sản phẩm nông nghiệp chủ lực truy xuất được nguồn gốc, kiểm soát được về quy trình sản xuất, an toàn vệ sinh thực phẩm... bằng công nghệ số; tối thiểu 30% sản phẩm nông nghiệp chủ lực được giới thiệu, quảng bá và bán trên các sàn thương mại điện tử.

Dân sinh - Cầu nối đưa nông sản Hà Tĩnh vươn xa: Nông dân tiếp cận chuyển đổi số (bài 2) (Hình 3).

Bưởi Phúc Trạch là một trong những cây trồng chủ lực tại Hà Tĩnh, cho giá trị kinh tế cao.

Riêng với đặc sản bưởi Phúc Trạch của tỉnh này, sau khi xây dựng cổng thông tin buoiphuctrach.gov.vn, tạo app “Bưởi Phúc Trạch”, tỉnh đã tiến hành số hóa thông tin 899 ha của 2.609 hộ sản xuất thuộc 2 doanh nghiệp, 6 HTX, 128 tổ hợp tác và 13 vùng hộ sản xuất. Qua thời gian ngắn vừa thông tin, tuyên truyền vừa triển khai thực hiện, kết quả đã có trên 180 tấn bưởi Phúc Trạch được tiêu thụ và đặt hàng qua các sàn thương mại điện tử, trong đó: Sàn Postmart.vn 145 tấn; sàn Voso.vn 15 tấn; sàn Hatiplaza.vn trên 5 tấn và các sàn Shopee.vn, Lazada.vn, Sendo.vn trên 15 tấn. Bên cạnh đó, hệ thống siêu thị Vinmart tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng đã ký hợp đồng tiêu thụ bưởi Phúc Trạch với số lượng hơn 240 tấn/tháng.

Thúc đẩy kinh tế địa phương

Hà Tĩnh hiện có 249 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó, 14 sản phẩm 4 sao, 235 sản phẩm 3 sao. Hầu hết sản phẩm tham gia OCOP đều tăng về doanh số bán hàng, bình quân tăng gần 40% so với trước khi tham gia chương trình, có sản phẩm tăng hơn 2 lần, cá biệt có sản phẩm tăng 4 - 5 lần.

Ở huyện miền núi Hương Sơn, cùng với “làn gió” OCOP, những năm gần đây, đặc sản nhung hươu đã giúp người chăn nuôi hiện thực hóa giấc mơ làm giàu, từng bước tham gia vào chuỗi chế biến sâu, tạo giá trị gia tăng lớn.

Dân sinh - Cầu nối đưa nông sản Hà Tĩnh vươn xa: Nông dân tiếp cận chuyển đổi số (bài 2) (Hình 4).

Các sản phẩm chế biến từ nhung hươu được người tiêu dùng ưa chuộng.

Theo ông Nguyễn Kiều Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn, chương trình OCOP đã giúp các cơ sở kinh doanh, hộ sản xuất có sự liên kết chặt chẽ với nhau để cùng chế biến sâu, đưa sản phẩm nhung hươu ra thị trường với giá tốt nhất, số lượng ổn định nhất. Nhờ thực hiện chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm nên giá thành và thời gian bảo quản, tiêu thụ sản phẩm chủ động hơn trước, không lo “được mùa, mất giá”. Mùa vụ nhung hươu năm 2022, sản lượng nhung toàn huyện ước đạt hơn 16 tấn, doanh thu 170 tỷ đồng.

Theo số liệu thông kê, tổng doanh số bán hàng của các cơ sở OCOP trong toàn tỉnh trước khi tham gia chương trình là 335 tỷ đồng, đến cuối năm 2021 là 569 tỷ đồng. Tổng số lao động sử dụng tại các cơ sở tham gia OCOP hiện nay là 2.017 người, chưa kể hàng nghìn lao động gián tiếp. Thu nhập bình quân người lao động làm việc trong các cơ sở này từ 3,87 triệu đồng/tháng tăng lên 5,1 triệu đồng/tháng.

Dân sinh - Cầu nối đưa nông sản Hà Tĩnh vươn xa: Nông dân tiếp cận chuyển đổi số (bài 2) (Hình 5).

Nem chua của cơ sở sản xuất chế biến Bình Lê (thị trấn Phố Châu – Hương Sơn) được bán khắp toàn quốc với lượng tiêu thụ “khủng”.

Thời gian qua, Sở Công Thương Hà Tĩnh thông qua việc kết nối, phối hợp với Bộ Công Thương, các sàn thương mại điện tử đã tổ chức các chương trình livestream quảng bá sản phẩm chủ lực và triển khai hiệu quả mô hình “Gian hàng Việt trực tuyến” đối với sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Hà Tĩnh, nhiều sản phẩm trước đây chỉ được tiêu thụ trong làng, xã, nay đã được tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước thông qua hệ thống siêu thị Big C, Vinmart, sàn thương mại điện tử lớn voso, postmart, sendo, shopee, một số sản phẩm như: bánh đa, sứa, gạo, chè… đã có đơn hàng xuất khẩu ra nước ngoài.

Xem thêm: lmth.219395a-os-iod-neyuhc-nac-peit-nad-gnon-ax-nouv-hnit-ah-nas-gnon-aud-ion-uac/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cầu nối đưa nông sản Hà Tĩnh vươn xa: Nông dân tiếp cận chuyển đổi số (bài 2)”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools