vĐồng tin tức tài chính 365

60% CEO toàn cầu muốn chốt ngay thương vụ M&A trong năm nay

2023-02-19 09:14

Các giao dịch M&A trên toàn cầu đang phải chịu tác động từ kinh tế vĩ mô, như lo ngại suy thoái kinh tế, lãi suất tăng, giá cổ phiếu giảm mạnh, căng thẳng địa chính trị - chiến tranh ở Ukraine và gián đoạn chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, kết quả Khảo sát CEO toàn cầu của PwC vừa công bố cho thấy, 60% CEO toàn cầu không có ý định trì hoãn các giao dịch vào năm 2023.

Sau khi ghi nhận số giao dịch ở mức cao kỷ lục (65.000 giao dịch) vào năm 2021, thị trường M&A toàn cầu đối mặt nhiều thách thức trong năm 2022, với khối lượng giao dịch giảm 17% và giá trị thương vụ giảm 37%. Tuy nhiên, vẫn duy trì cao hơn năm 2020 và mức trước đại dịch.

Trong nửa cuối năm 2022, giao dịch tiếp tục suy yếu hơn so với năm 2021 - giảm 25% khối lượng và 51% giá trị. Tuy vậy, tình hình kinh tế vĩ mô và các yếu tố địa chính trị có tác động không đồng đều đến thị trường M&A.

Ấn Độ là một ví dụ ngoại lệ của năm 2022 khi sở hữu số lượng giao dịch tăng 16% và khối lượng tăng 35%, đạt mức cao kỷ lục so với mức giảm hai con số ở Mỹ, Trung Quốc và nhiều vùng lãnh thổ khác.

60% CEO toàn cầu muốn chốt ngay thương vụ M&A trong năm nay ảnh 1

Báo cáo cho thấy hoạt động M&A, đặc biệt là tối ưu hóa danh mục đầu tư tiếp tục là cơ hội chiến lược cho những nhà đầu tư trên thị trường bất chấp những thách thức đến từ kinh tế vĩ mô và địa chính trị. Đây vẫn là công cụ giúp các CEO tái định vị doanh nghiệp của họ, thúc đẩy tăng trưởng và đạt được kết quả bền vững trong dài hạn.

Trên thị trường toàn cầu trong năm 2022 bất chấp chi phí năng lượng cao hơn và những bất ổn trong khu vực nhưng khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA) có số lượng giao dịch nhiều hơn châu Mỹ và Châu Á - Thái Bình Dương. Điều này cho thấy sự dịch chuyển của các nhà đầu tư khi tìm kiếm cơ hội và tăng trưởng ở các thị trường nước ngoài.

Tại Trung Đông và châu Phi, khối lượng và giá trị giao dịch giảm lần lượt 12% và 37% từ năm 2021 đến 2022. Với khoảng 20.000 giao dịch vào năm 2022, hoạt động trong khu vực này vẫn cao hơn 17% so với mức trước đại dịch năm 2019.

Trong khi đó, tại châu Mỹ, khối lượng và giá trị giao dịch (khoảng 18.000 giao dịch) đã giảm lần lượt 17% và 40% trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến 2022. Giá trị giao dịch bị ảnh hưởng nặng nề. Số lượng giao dịch quy mô lớn ở Mỹ (có giá trị vượt quá 5 tỷ USD) bị giảm từ 81 xuống 42 từ năm 2021 đến 2022.

Tại Châu Á - Thái Bình Dương (khoảng 16.000 giao dịch), khối lượng và giá trị giao dịch giảm lần lượt 23% và 33% trong giai đoạn 2021 - 2022. Trung Quốc ghi nhận sự sụt giảm lớn nhất, với khối lượng và giá trị giao dịch lần lượt giảm 46% và 35%. Nguyên nhân do bị ảnh hưởng của Covid-19 và nhu cầu xuất khẩu suy giảm.

Điều này khiến các công ty muốn tiếp cận thị trường châu Á đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ngoài Trung Quốc, như Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó, Ấn Độ đã nổi lên như một điểm đến đầu tư hấp dẫn, vượt qua Nhật Bản và Hàn Quốc về giá trị thương vụ và xếp thứ hai trong khu vực chỉ sau Trung Quốc. Trong khi đó, hoạt động M&A ở Châu Á Thái Bình Dương trở lại mức trước đại dịch vào năm 2022

Theo Ông Ong Tiong Hooi, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn giao dịch, PwC Việt Nam, nền kinh tế toàn cầu hiện nay đang phải đối mặt với nhiều áp lực như lạm phát và suy thoái kinh tế, trong đó thị trường M&A Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn nhận định Châu Á - Thái Bình Dương là “điểm tốt nhất” cho tăng trưởng toàn cầu. Nguyên nhân do khu vực này có sự chuyển giao tài sản giữa các thế hệ, đẩy mạnh hiện đại hóa nội ngành. Đặc biệt, dòng chảy thương mại giữa các quốc gia châu Á ngày càng tăng và mối quan tâm mới đối với môi trường, xã hội và quản trị (ESG).

Thời gian gần đây, thị trường đang chứng kiến nhiều thương vụ hợp nhất ở những thị trường phân mảnh để mở rộng quy mô, thoái vốn chiến lược khỏi một số doanh nghiệp Việt Nam để cân đối dòng tiền nhằm đối phó với áp lực đáo hạn trái phiếu.

Ngoài ra, xu hướng chia tách công ty đối với các công ty gia đình có quy mô lớn có liên quan đến các việc chuyển giao tài sản, tiến hành thương vụ để thúc đẩy đổi mới và sáng tạo, và bán một phần doanh nghiệp hoặc cổ phần để có vốn tài trợ cho hoạt động mở rộng chiến lược - đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á để quản lý căng thẳng chính trị và chuỗi cung ứng trong khu vực.

Xem thêm: lmth.404513tsop-yan-man-gnort-am-uv-gnouht-yagn-tohc-noum-uac-naot-oec-06/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“60% CEO toàn cầu muốn chốt ngay thương vụ M&A trong năm nay”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools