Argentina - Pagani Zonda
Pagani là công ty Ý, hầu hết xe được thiết kế, chế tạo và sản xuất ở Ý. Nhưng người sáng lập Horacio Pagani là người Argentina. Tên xe cũng đậm chất Argentina, vì vậy Zonda có thể xếp là “vua” của ô tô Argentina.
Áo - Milan Red
Magna Steyr của Áo nổi tiếng với việc sản xuất xe hiệu suất cao cho nhiều hãng khác nhau, như chiếc Mercedes-AMG SLS, Aston Martin Rapide, Toyota Supra. Nhưng Milan Red là chiếc xe hoàn toàn “cây nhà lá vườn”. Nhà sản xuất đã dự định xuất xưởng 99 chiếc, nhưng dự án đã chìm vào quên lãng mà không rõ lý do.
Úc - Brabham BT62
Thương hiệu xe hơi nổi tiếng nhất của Úc, Holden, đã ngừng sản xuất vào cuối năm 2017. Vì vậy, sự xuất hiện của Brabham BT62 như cơn gió mát với người Úc khi ra mắt vào năm 2018. Nhưng cơn gió mát này không phải ai cũng được hưởng, với mức giá hơn 1 triệu bảng Anh (1,2 triệu USD) tùy vào động cơ.
Bỉ - Gillet Vertigo
Màn xuất khẩu ô tô nổi tiếng nhất của Bỉ lại là trong… trò chơi PlayStation. Gillet Vertigo trông hoang dã xuất hiện trong loạt game đua xe Gran Turismo. Trên đường đua đời thực, Vertigo đã 3 lần hoàn thành Spa 24 Hours, nhưng bị loại sớm ở Le Mans.
Trung Quốc - NIO EP9
Ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc đang đạt được những bước tiến lớn trong lĩnh vực xe điện, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi siêu xe nổi tiếng nhất của quốc gia này cũng chạy bằng động cơ điện. Có thể một số người cho rằng NIO EP9 không xứng đáng gọi là siêu xe, nhưng xét công suất thì vẫn có thể tạm gọi như vậy.
Croatia - Rimac Nevera
Mate Rimac của Croatia có thể ví von là Elon Musk của châu Âu. Doanh nhân và kỹ sư người Croatia đã thu hút sự chú ý của Porsche và Bugatti đổ tiền cho Rimac.
Cộng hòa Czech - Praga Bohema
Cộng hòa Czech có thương hiệu ô tô Skoda phổ biến hơn, nhưng họ không làm ra siêu xe nào cả. Nhưng Czech vẫn còn Praga Bohema, được xem như Aston Martin Valkyrie của châu Âu. Động cơ đến từ Nissan GT-R, được tinh chỉnh dưới sự hỗ trợ của hãng độ Litchfield của Anh để tạo ra công suất 700 mã lực.
Đan Mạch - Zenvo TS1
Zenvo TS1 đến từ Đan Mạch là một sản phẩm khá độc đáo trong thế giới siêu xe. TS1 được chế tạo dựa trên động cơ V8 tăng áp kép 5.8L được phát triển riêng, không hề mượn của nhà sản xuất nào như nhiều chiếc xe khác trong danh sách này.
Pháp - Bugatti Veyron
Bugatti thường được coi mang quốc tịch Pháp, nhưng lịch sử của thương hiệu này khá phức tạp. Bugatti được thành lập bởi Ettore Bugatti người Ý tại Molsheim, Alsace, Pháp vào năm 1909, nhưng khi đó lại là một phần của Đức. Công ty gặp khó khăn sau cái chết của Ettore, dẫn đến việc chuyển đến Ý “sống” vào năm 1987, nơi sản xuất EB110 mang tính biểu tượng. Công ty đã được Tập đoàn Volkswagen của Đức mua lại vào năm 1998 và rồi những chiếc siêu xe Veyron và Chiron đã trở lại sản xuất tại Pháp.
Đức - Porsche Carrera GT
Lịch sử công nghiệp ô tô Đức quá phong phú đến mức chọn ra một cái tên duy nhất đưa vào danh sách cực kỳ khó khăn. Cuối cùng, Porsche Carrera GT đã chiến thắng.
Theo Goodwood Road & Racing, có 2 lý do. Thứ nhất, đó là một siêu xe thực sự dành cho tay mới, không khó thuần phục như McLaren-Mercedes SLR hay 911 GT1. Thứ hai, Carrera GT, được phát triển từ một dự án bỏ hoang của Porsche vốn chỉ định để trưng bày. Nào ngờ, sự quan tâm vượt mức tưởng tượng cùng dòng tiền từ Cayenne đã khiến Porsche quyết định sản xuất chiếc xe này.
Ý - Lamborghini Miura
Ý cũng là một đất nước có nhiều siêu xe mang tính biểu tượng. Vì thế, cuối cùng, Goodwood Road & Racing đã chọn chiếc xe khởi đầu. Lamborghini Miura được nhiều người đánh giá và công nhận là siêu xe đầu tiên, hoặc ít nhất là siêu xe đầu tiên thu hút sự chú ý của số đông.
Nhật Bản - Lexus LFA
Honda NSX là chiếc xe chứng minh người Nhật cũng có thể làm siêu xe. Nhưng Lexus LFA đã xuất hiện trong danh sách nhờ phong cách khác biệt.
Mexico - VUHL 05RR
Sự đóng góp của Mexico cho thế giới siêu xe là qua chiếc VUHL 05RR.
Hà Lan - Spyker C8
Spyker từng là công ty sản xuất lắp ráp ô tô lớn, thậm chí từng làm một vài nguyên mẫu máy bay. C8 xuất hiện vào năm 2000 để khởi động lại công ty, sở hữu thiết kế phức tạp lấy cảm hứng từ máy bay, vô lăng kiểu cánh quạt, sức mạnh đến từ Audi với động cơ V8 4.2L cho công suất 400 mã lực.
Nga - Marussia B1
Marussia nổi tiếng là “kẻ yếu to gan” khi cố gắng chen chân vào làng F1 những năm 2010. Thương hiệu Nga cũng có kế hoạch chinh phục thế giới siêu xe và B1 chính là nỗ lực đầu tiên.
Tây Ban Nha - Hispano-Suiza Carmen
Carmen ra đời năm 2019 nhằm xây dựng lại cái tên Hispano-Suiza từng một thời vang dội.
Thụy Điển - Koenigsegg One:1
One:1 không chỉ là chiếc Koenigsegg mạnh mẽ nhất mà còn có tỉ lệ công suất trên trọng lượng hoàn hảo nhờ cắt gọt trọng lượng tối đa.
Anh - McLaren F1
McLaren F1 đã viết lại quy tắc cho siêu xe khi ra mắt vào năm 1992 với những cải tiến quan trọng, dù không phải tất cả đều trở thành xu hướng.
Mỹ - Ford GT40
Việc Ford tiêu diệt Ferrari tại Le Mans năm 1966, 1967, 1968 và 1969 bằng GT40 đã dẫn đến chiếc siêu xe trở thành cái bóng đè lên công ty nhiều năm.
Vẻ ngoài của chiếc Ferrari trông như bị phá hoại có thể khiến các tín đồ “Ngựa chồm” nổi giận. Nhưng câu chuyện đằng sau đó đã khiến họ nghĩ khác.