vĐồng tin tức tài chính 365

Hãng xe điện từng bị Elon Musk cười nhạo sắp ‘vượt mặt’ Tesla ngay trong năm nay

2023-02-20 16:07

Tờ Nikkei đưa tin, nhà sản xuất xe điện BYD của Trung Quốc đang lên kế hoạch mở rộng hoạt động ở nước ngoài. Theo đó, họ bắt đầu thiết lập mục tiêu doanh số cho mảng này trong năm 2023 với tham vọng sẽ vượt gã khổng lồ Mỹ Tesla.

Hiện đang hoạt động ở hơn 40 quốc gia gồm cả Nhật Bản, châu Âu, BYD lên kế hoạch bán gần 2 triệu xe điện trong năm nay.

“Giấc mơ của chúng tôi sẽ thành sự thật như là kết quả những nỗ lực nghiên cứu, phát triển trong suốt hơn 20 năm. Chúng tôi sẽ thay đổi cấu trúc công nghiệp toàn cầu cho phân khúc xe điện hạng sang”, Wang Chuanfu – nhà sáng lập và chủ tịch BYD nói trong buổi ra mắt thương hiệu xe xa xỉ Yangwang vào ngày 5/1.

Việc cung cấp 1 mẫu xe điện xa xỉ là mục tiêu của BYD trong nhiều năm sau khi lần đầu tiên bước chân vào thị trường xe điện vào năm 2003.

BYD đã đặt mục tiêu ra mắt mẫu Yangwang U8 và U9 vào năm 2023 với mức giá từ 800 NDT (116.878 USD) – 1,5 triệu NDT.

Các mẫu Yangwang được thiết kế kiểm soát 4 bánh xe riêng biệt vì vậy nó sẽ có thể dừng an toàn dù khi có 1 lốp bị xịt. U8 cũng được trang bị chức năng khẩn cấp như có thể nổi và di chuyển dưới nước.

BYD tấn công vào lĩnh vực xe điện xa xỉ một phần vì vị thế bấp bênh của họ trong thị trường Trung Quốc. Công ty này đã chứng kiến doanh số tăng mạnh với những mẫu giá rẻ và trung bình, thường từ 100.000 NDT tới 300.000 NDT như Song, Qin, Dolphin và Han.

Tuy nhiên, sự cạnh tranh về giá ngày càng gay gắt. Tesla đã bước vào cuộc chiếm giảm giá vào tháng 1 khi mẫu Model 3 rẻ nhất của họ chỉ còn ở mức giá 229.000 NDT thay vì 265.000 NDT như trước đây. Hiện họ có thể cạnh tranh trực tiếp với BYD trong phân khúc giá trung bình.

Những thương hiệu khác như Volkswagen và Honda cũng đang ra mắt những mẫu xe điện của riêng họ ở Trung Quốc, thách thức sự thống trị của BYD.

Hãng xe điện từng bị Elon Musk cười nhạo sắp ‘vượt mặt’ Tesla ngay trong năm nay - Ảnh 1.

BYD cũng ra mắt các mẫu xe thương hiệu Yangwang để mở đường vào phân khúc giá cao cấp. “Đây là sáng kiến mở rộng con đường của BYD vào lĩnh vực mang lại giá trị cao hơn giữa bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thị trường đại chúng – nơi công ty sẽ sớm đạt đến điểm thành công nhất định”, theo nội dung 1 báo cáo của Morgan Stanley phát hành vào ngày 5/1.

Những dòng xe điện hiện tại của BYD – hầu hết là các mẫu giá thấp và trung bình nên mang lại cho họ lợi nhuận thấp. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của BYD chỉ ít hơn 5% trong những năm gần đây so với mức 25% của Tesla.

Những phương tiện xe điện và xe hybrid có ít lợi nhuận hơn so với dòng xe xăng bởi vì pin rất đắt đỏ. Khó khăn của BYD để tăng lợi nhuận đã buộc họ phải tham gia vào phân khúc khác trong thị trường. Thương hiệu Yangwang là niềm hy vọng để tăng lợi nhuận và cũng là để đánh bóng hình ảnh công ty.

Những khó khăn khác cũng đang tới. Đặc biệt, chính phủ Trung Quốc đã ngừng hỗ trợ người mua xe điện vào cuối năm 2022. Ưu đãi này từng được cung cấp cho người mua từ các nhà sản xuất đáp ứng các tiêu chí khác nhau như phạm vi di chuyển. BYD được hưởng lợi nhiều nhất từ các khoản trợ cấp, nhận được 5,8 tỷ NDT trong năm tài chính tính đến tháng 12/2021, tăng 2,5 lần so với năm trước.

Trên thực tế, BYD đã tăng giá bán vào tháng 1 để cải thiện lợi nhuận với giải thích vì chi phí nguyên vật liệu cho pin tăng cũng như việc chính phủ ngừng hỗ trợ. Đây là động thái trái ngược hoàn toàn với Tesla khi hãng xe Mỹ giảm giá.

BYD buộc phải mở rộng ra toàn cầu cũng một phần là bởi sự chậm lại của thị trường trong nước. Ngoài việc quảng bá mẫu xe bus điện ra nước ngoài, công ty cũng tăng tốc tiếp thị mẫu xe khách điện tại Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản và một số quốc gia khác.

Tuy nhiên, khách hàng nước ngoài vẫn còn do dự khi mua xe điện Trung Quốc – và đó là một rào cản lớn với BYD.

“Châu Âu hiện là thị trường mục tiêu chính cho việc xuất khẩu xe điện từ Trung Quốc”, theo một nghiên cứu của vào tháng 3/2022. Điều này chỉ ra rằng những chiếc xe “made in China” sẽ đe doạ người lao động, các khoản đầu tư và sáng kiến của người châu Âu. Và rằng “EU cần theo dõi cẩn thận tình hình trong và ngoài nước và xem xét việc sử dụng các công cụ phòng thủ thương mại của riêng mình”.

Khi châu Âu trở thành thị trường chính cho xe điện Trung Quốc, việc làm, các khoản đầu tư và đổi mới công nghệ của khu vực này tiếp tục chịu rủi ro. Ngoài ra, BYD sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu phải chịu sự hạn chế xuất khẩu của Mỹ như trường hợp của Huawei Technologies.

Hơn nữa, Bắc Mỹ là thị trường dẫn đầu cho Tesla, Toyota, Volkswagen và nhiều thương hiệu khác, việc BYD tập trung vào châu Âu và châu Á có thể không thể gặt hái được lợi ích từ quy mô kinh tế, giúp giảm chi phí sản xuất trong trung và dài hạn.

Về phần mình, CEO BYD vẫn khẳng định: “Ai nhanh nhạy sẽ là người chiến thắng”.

Sinh ra trong 1 gia đình nghèo ở tỉnh An Huy, Wang thành lập nên BYD vào năm 1995 khi ông mới chỉ 20 tuổi và đã mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty từ pin lithium-ion tới điện thoại di động, có mặt ở nhiều thị trường từ Mỹ tới châu Âu. Tuy nhiên, tờ Nikkei khẳng định, để dành được vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp ô tô, BYD cần phải cải tiến hơn nữa.

Trên thực tế, hơn một thập kỷ trước, chỉ một chút đề cập đến BYD thôi cũng đủ khiến CEO Tesla Elon Musk cười khúc khích. "Bạn đã thấy xe của họ chưa?", ông nói trong một cuộc phỏng vấn của Bloomberg News vào thời điểm 2022. Vị tỷ phú này còn nói thêm rằng ông không coi nhà sản xuất xe điện Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh của Tesla. "Tôi không nghĩ họ có một sản phẩm tuyệt vời", Musk khẳng định.

Nguồn: Nikkei

Xem thêm: nhc.9814805102203202-yan-man-gnort-yagn-alset-tam-touv-pas-oahn-iouc-ksum-nole-ib-gnut-neid-ex-gnah/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hãng xe điện từng bị Elon Musk cười nhạo sắp ‘vượt mặt’ Tesla ngay trong năm nay”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools