“Không hạ cánh” nghĩa là gì?
Kịch bản “không hạ cánh” liên quan đến trường hợp nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, mặc cho những nỗ lực của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) nhằm giảm lạm phát thông qua các đợt tăng lãi suất.
Chỉ tịch Jim Bianco của công ty Bianco Research giải thích rằng những gì mà Fed và Phố Wall kỳ vọng là tỷ lệ giảm phát về mức 2%. Và để đạt được điều đó thì nền kinh tế cần tăng trưởng chậm lại. Nếu không có dấu hiệu chậm lại, thì tỷ lệ lạm phát vẫn sẽ tăng, và như thế Fed sẽ tiếp tục duy trì lãi suất cao.
Một số nhà quan sát cho rằng kịch bản “không hạ cánh” sẽ không xảy ra khi Fed tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi lạm phát giảm xuống.
Nhà kinh tế học Gregory Daco của EY Parthenon nói rằng bởi vì nền kinh tế đang ở trong môi trường biến động và có nhiều điều không chắc chắn, vì thế chúng ta đặt ra nhiều cách khác nhau để diễn giải hoặc gọi tên những gì chúng ta thấy.
Bỏ qua những tranh cãi về cách sử dụng chính xác của thuật ngữ này, các chuyên gia dường như đều đồng ý rằng dữ liệu gần đây cho thấy Fed có thể sẽ tăng lãi suất cao hơn dự báo trước đó.
Phố Wall đã trải qua một năm tàn khốc vào năm 2022. Ảnh: Getty Images
Phố Wall đã trải qua một năm 2022 khốc liệt. Ảnh: Getty Images
Tin không vui cho thị trường chứng khoán
Theo các nhà phân tích của ngân hàng Bank of America (BoA), nền kinh tế Mỹ có thể hướng tới kịch bản "không hạ cánh", nhưng đó có thể không phải là tin tốt cho thị trường chứng khoán.
Nhà kinh tế trưởng Michael Hartnett của BoA cảnh báo rằng việc ngân hàng trung ương thắt chặt sẽ có những tác động đến nhiều vấn đề khác. Ông dự đoán kết quả là S&P 500 có thể giảm gần 7% vào đầu tháng 3.
Dự báo ảm đạm được đưa ra sau một năm tàn khốc đối với thị trường chứng khoán, năm tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Cả ba chỉ số đều sụt giảm vào năm 2022, phá vỡ chuỗi 3 năm tăng điểm.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones kết thúc năm giảm 8,8%, mức tốt nhất trong ba chỉ số. S&P 500 giảm 19,4%, trong khi chỉ số Nasdaq Composite giảm 33,1%.
Tổng hợp