vĐồng tin tức tài chính 365

Sâm Ngọc Linh: Sau “đoạn trường” đến thời cơ và thách thức

2023-02-23 06:40

Tỉnh Kon Tum được đánh giá là “vương quốc dược liệu” với nhiều dược liệu quý, giá trị liên thành như sâm Ngọc Linh, hồng đảng sâm, lan kim tuyến… Cụ thể, có khoảng 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc, trong đó có 30 cây thuốc có nhu cầu lớn cho thị trường và khoảng 25 loài sử dụng nhiều trong các cơ sở khám chữa bệnh.

Vượt qua tuyệt chủng

Cách đây hơn 20 năm, tỉnh Kon Tum đã có định hướng, bằng mọi giá phải bảo tồn nguồn gen quý sâm Ngọc Linh. Xa hơn, quy hoạch vùng chuyên canh hơn 31.000 ha, hướng đến đầu tư, chế biến sâu.

Mục tiêu ngắn hạn giai đoạn 2025-2030 trồng 4.500-10.000 ha. Đơn vị được giao nhiệm vụ tiên phong trồng là Trung tâm Sâm giống Ngọc Linh, tiền thân của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk Tô ngày nay.

Sâm Ngọc Linh: Sau “đoạn trường” đến thời cơ và thách thức ảnh 1

Sâm Ngọc Linh đã qua nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: LÊ KIẾN

Từ năm 2000, gần 14.000 cây giống đầu tiên được trung tâm bàn giao cho 24 hộ dân trồng thử nghiệm tại xã Ngọk Lây (huyện Tu Mơ Rông). Từ kết quả bước đầu, UBND tỉnh Kon Tum đã mạnh dạn đầu tư dự án bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trong cộng đồng, từng bước vượt qua nguy cơ tuyệt chủng.

Tương lai, mình bảo tồn thì vẫn bảo tồn nhưng việc phát triển để nó tốt hơn thì vẫn phải làm. Nhờ ứng dụng công nghệ, cây sâm Ngọc Linh có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở nhiều độ cao khác nhau đã được kiểm chứng.

Việc này sẽ góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm sâm Ngọc Linh. Xa hơn, một ngày nào đó, người nghèo cũng dùng được sâm Ngọc Linh.

GS-TS DƯƠNG TẤN NHỰT,
Phó Viện trưởng Viện Sinh học Tây Nguyên

Ông Nguyễn Thành Chung, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô, chia sẻ: “Ngay những ngày đầu, có thể nói đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp. Để có được những củ sâm giống chất lượng, đơn vị khuyến khích người dân và “đẩy” nhân viên của mình vào rừng săn “thần dược” về làm giống. Sâm tự nhiên được tìm thấy, đưa về nuôi dưỡng tái tạo thành nguồn giống thuần chủng theo phương pháp hữu tính. Công việc đòi hỏi sự kiên trì, cần mẫn, không thể đốt cháy giai đoạn”.

Nhắc đến đây, ông Chung mừng, thở phào nhẹ nhõm: Qua hơn 18 năm chắt chiu gầy dựng, giờ công ty đã có vườn giống sâm Ngọc Linh hơn 30 ha và có thể cung cấp hàng vạn cây giống cho người dân.

Cùng thời điểm trên, một doanh nghiệp tư nhân cũng có tầm nhìn xa và đã mạo hiểm đầu tư công sức, tiền của vào cây “thần dược” này. Đó là ông Trần Hoàn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum, khi đó ông chưa tới 30 tuổi.

Với mong muốn bảo tồn giống gen quý và xây dựng “vương quốc sâm” cho riêng mình, ông Hoàn đã miệt mài đi nhiều nơi, săn lùng, tìm mua từng củ sâm tự nhiên được lấy trên núi Ngọc Linh. Đến nay, ông đã có trong tay không dưới 500 ha sâm và tạo ra hơn triệu cây giống thuần chủng mỗi năm. Đến Kon Tum, nhắc đến sâm Ngọc Linh là người ta nghĩ đến biệt danh của ông với tên gọi “Hoàn con”.

Sâm Ngọc Linh: Sau “đoạn trường” đến thời cơ và thách thức ảnh 2

Ông Nguyễn Thành Chung giới thiệu sản phẩm tại lễ hội sâm. Ảnh: LÊ KIẾN

Nhìn lại hơn 20 năm mò mẫm, xây dựng vườn sâm, ông Hoàn bày tỏ: “Tôi mừng vì sâm Ngọc Linh gần như thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Thế nhưng cần phải canh tác, gieo trồng, ứng dụng khoa học nhiều hơn nữa để tăng năng suất, giảm bệnh tật, tiến tới sản xuất hàng hóa, giảm giá thành... hướng đến phục vụ nhiều người dân hơn”.

Bảo vệ “thánh địa sâm” và người tiêu dùng?

Nhiều năm nay, vùng núi Ngọc Linh được bà con Xơ Đăng xem là vùng “thánh địa sâm”, là vùng đất bất khả xâm phạm. Nhờ vậy, diện tích rừng ở đây luôn được bảo vệ xanh tươi. Bà con quan niệm nếu rừng mất thì sâm quý cũng không còn.

Thế nhưng lợi nhuận từ sâm Ngọc Linh quá cao khiến nhiều cá nhân, đơn vị đã mon men, xâm phạm “thánh địa” ở huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei. Thậm chí, một số công ty còn ngang nhiên công bố các “dự án sâm trên giấy” để trục lợi từ thương hiệu và công khai mời lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và địa phương tham dự.

Nhiều khách hàng bỏ cả trăm triệu đồng mua và sử dụng sâm Ngọc Linh bằng niềm tin. Để phân biệt “thật - giả”, người dùng phải xét nghiệm ADN rất phức tạp, tốn thời gian nên không mấy ai mua sâm về mang đi xét nghiệm.

Về vấn đề này, ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, cho rằng: “Công bố dự án sâm Ngọc Linh nhưng không có thật, nhằm trục lợi thì cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ, bảo vệ người tiêu dùng và “thánh địa” sâm Ngọc Linh. Ở địa phương, huyện vẫn thường xuyên tuyên truyền và hằng năm tổ chức các hội chợ sâm Ngọc Linh, giới thiệu sâm thật”.

Theo ông Lê Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống hàng giả, kém chất lượng. Bước đầu đã xử lý nhiều vụ vi phạm…

Bài cuối: Đưa “quốc bảo” ra thế giới

Di thực sâm Ngọc Linh có đáng lo?

Hiện nay, ở Việt Nam, sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv) là loài đặc hữu chỉ phân bố quanh dãy núi Ngọc Linh. Thế nhưng gần đây, một số địa phương công bố di thực thành công sâm Ngọc Linh như ở Lâm Đồng, Bình Định, Thanh Hóa… cũng dấy lên nhiều tranh luận: Có ý kiến đồng tình và cũng có phản đối, việc này sẽ làm mất đi thương hiệu sâm Ngọc Linh.

GS-TS Dương Tấn Nhựt, Phó Viện trưởng Viện Sinh học Tây Nguyên, cho rằng ông đã liên tục nghiên cứu loài cây này trong 30 năm và đang đeo đuổi ở góc độ công nghệ sinh học. Lâu nay, nhiều người đang hiểu sai về di thực.

Ông Nguyễn Thành Chung, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô, nói việc di thực thành công và trồng sâm Ngọc Linh ở nhiều địa phương không ảnh hưởng nhiều đến thương hiệu, giá trị đích thực của loài dược liệu đặc hữu này. Bởi sâm Ngọc Linh chuẩn - chỉ với hai điều kiện, gồm giống thuần chủng và trồng ở trong vùng chỉ dẫn địa lý núi Ngọc Linh.

Dược sĩ Đào Kim Long, người đầu tiên phát hiện và công bố sâm Ngọc Linh. Ảnh: LÊ KIẾN

Giới nghiên cứu ngỡ ngàng về sâm Ngọc Linh

(PLO)- Sau gần nửa thế kỷ, giới nghiên cứu tiếp tục có phát hiện “gây choáng” về thành phần hợp chất saponin của sâm Ngọc Linh tăng gần gấp đôi. Đặc biệt có nhiều hợp chất chống stress, trầm cảm.
“Vua sâm” Ngọc Linh A Sỹ tại vườn sâm.

Thần dược cây “thuốc giấu”

(PLO)- Cách đây 50 năm, dược sĩ Đào Kim Long là người đầu tiên phát hiện ra sâm Ngọc Linh trên núi Ngọc Linh. Năm 2017, sâm Ngọc Linh được Chính phủ phê duyệt là sản phẩm quốc gia và được xem là “quốc bảo” Việt Nam.
LÊ KIẾN

Xem thêm: lmth.220127tsop-cuht-hcaht-av-oc-ioht-ned-gnourt-naod-uas-hnil-cogn-mas/nv.olp

“Sâm Ngọc Linh: Sau “đoạn trường” đến thời cơ và thách thức”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools