vĐồng tin tức tài chính 365

Mỹ sẽ công bố cách thức nhận tài trợ từ Đạo luật CHIPS

2023-02-27 17:34

Đạo luật CHIPS và tầm nhìn dài hạn cho vai trò lãnh đạo công nghệ của Mỹ đã khẳng định Mỹ sẽ đặt mục tiêu tạo ra ít nhất hai cụm sản xuất chất bán dẫn hàng đầu vào năm 2030, giúp đánh dấu việc hoàn thành giai đoạn đầu trong kế hoạch nhằm đưa hoạt động sản xuất chip về trở lại nước Mỹ.

Trong bài phát biểu về Đạo luật CHIPS ngày 23/2 Bộ trưởng Thương mại Mỹ Raimondo nhấn mạnh việc xây dựng sẽ giúp tạo ra hệ sinh thái gồm các nhà máy chế tạo, phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu và phát triển (R&D), cơ sở đóng gói phục vụ lắp ráp chip và các nhà cung cấp giúp đáp ứng yêu cầu hỗ trợ đối với từng giai đoạn triển khai hoạt động.

Một nhà máy 77 năm tuổi ở một thị trấn tại bang Ohio đã lao vào sản xuất thiết bị phục vụ sản xuất dòng xe điện chở rác mới.

Chỉ cách đó một quãng đường ngắn, một nhà máy trị giá 20 tỷ USD cũng đang được bắt đầu xây dựng. Nơi đây sẽ biến những tấm silicon to cỡ miếng bánh pizza thành chip máy tính, thứ được sử dụng trong mọi đồ vật, từ trung tâm dữ liệu đến ô tô.

Hai nhà máy này cho thấy sự sẵn sàng đổi mới sau lời kêu gọi của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp Mỹ cạnh tranh hơn nữa trong một nền kinh tế toàn cầu.

Mỹ sẽ công bố cách thức nhận tài trợ từ Đạo luật CHIPS - Ảnh 1.

Đạo luật CHIPS và tầm nhìn dài hạn cho vai trò lãnh đạo công nghệ của Mỹ khẳng định Mỹ sẽ đặt mục tiêu tạo ra ít nhất hai cụm sản xuất chất bán dẫn hàng đầu vào năm 2030. (Ảnh minh họa - Ảnh: Getty Images)

"Càng nhiều xe điện sản xuất thì sẽ càng tốt cho môi trường. Phải đến bây giờ dự án này mới trở nên hợp lý về mặt tài chính để làm điều đó", ông Mike Patterson, Giám đốc điều hành của Battle Motors, cho biết.

Đạo luật Khoa học và CHIPS năm 2022 cung cấp 52,7 tỷ USD trợ cấp liên bang cho sản xuất, nghiên cứu chất bán dẫn. Đây là khoản đầu tư công lớn, bao gồm khoảng 39 tỷ USD được chi để khuyến khích các nhà máy sản xuất chip và các nhà máy sản xuất vật liệu, thiết bị, cùng với 13,2 tỷ USD dành cho nghiên cứu, phát triển và đào tạo lực lượng lao động của ngành.

Chương trình còn kèm theo các ưu đãi về thuế, cung cấp khoản tín dụng thuế đầu tư nâng cao 25% cho thiết bị sản xuất và chế biến. Theo Hiệp hội Công nghiệp chất bán dẫn của Mỹ, hơn 40 dự án đã được công bố với cam kết đầu tư gần 200 tỷ USD vào các cơ sở sản xuất mới.

"Với chất bán dẫn. Đó là một khoản đầu tư chiến lược. Chất bán dẫn có ở trong 300 phân ngành của nền kinh tế. Vì vậy, chúng ta phải đặt nó lên ưu tiên hàng đầu", ông Jon Husted, Phó Thống đốc bang Ohio", ông Jon Husted, Phó Thống đốc bang Ohio, cho hay

Dự kiến Bộ Thương mại Mỹ cũng sẽ công bố các thông tin cụ thể về cách thức các công ty có thể đăng ký nhận tài trợ từ nguồn kinh phí của Đạo luật CHIPS vào ngày 28/2 tới.

Theo khảo sát các chuyên gia và chính một số doanh nghiệp Mỹ, trong khi việc thúc đẩy chính sách công nghiệp đã mở ra cơ hội cho các nhà máy, những rào cản đáng kể vẫn còn, bao gồm nguy cơ thiếu hụt lao động.

Do vậy việc tạo ra một trung tâm sản xuất chất bán dẫn cách xa các trung tâm chip của Mỹ sẽ đòi hỏi phải phát triển một mạng lưới các nhà cung cấp và chương trình giáo dục phù hợp nhằm đào tạo ra những công nhân có kỹ năng chuyên môn.

Mỹ bắt đầu triển khai dự luật ChipMỹ bắt đầu triển khai dự luật Chip

VTV.vn - Trong tuần này, Mỹ sẽ bắt đầu triển khai dự luật Chip, với 53 tỷ USD trợ cấp thúc đẩy chip.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.42932441172203202-spihc-taul-oad-ut-ort-iat-nahn-cuht-hcac-ob-gnoc-es-ym/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mỹ sẽ công bố cách thức nhận tài trợ từ Đạo luật CHIPS”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools