vĐồng tin tức tài chính 365

Giao dịch chứng khoán chiều 27/2: Thị trường giảm 20 điểm, nhiều mã nhỏ vẫn ngược dòng tăng mạnh

2023-02-27 17:44

Bên cạnh những khó khăn vẫn còn hiện hữu và việc thiếu vắng thông tin hỗ trợ khiến thị trường khó có những đột phá bất ngờ. Diễn biến phiên giao dịch sáng đầu tuần ngày 27/2 vẫn diễn ra trong trạng thái ảm đạm bởi dòng tiền tham gia hạn chế trong khi lực cung chiếm áp đảo ngay từ thời điểm mở cửa.

Chỉ số VN-Index nhanh chóng thủng mốc 1.030 điểm trước áp lực bán gia tăng và lan rộng trên thị trường. Trong khi toàn bộ các cổ phiếu trong rổ VN30 đều chuyển đỏ thì trên bảng điện tử, số mã giảm cũng gấp tới gần 10 lần số mã tăng, đẩy VN-Index ngày càng rời xa ngưỡng hỗ trợ của thị trường và tạm dừng phiên sáng dưới mốc 1.020 điểm.

Bước sang phiên giao dịch chiều, lực cầu có chút cải thiện đã giúp VN-Index bật hồi và tìm về mốc 1.030 điểm. Tuy nhiên, dòng tiền tham gia chưa đủ mạnh trong khi áp lực bán thường trực khá lớn đã khiến chỉ số chung trở lại vùng giá 1.020 điểm.

Mặc dù tình trạng bán tháo đã không diễn ra ồ ạt nhưng thị trường kết thúc phiên đầu tuần vẫn khá tiêu cực bởi sắc đỏ chiếm áp đảo, gấp tới gần 6 lần số mã tăng, trong đó nhóm VN30 cũng khá đồng thuận khi ghi nhận 27 mã giảm và chỉ còn 2 mã xanh nhạt. Dường như viễn cảnh lùi về mốc 1.000 điểm, thậm chí có thể đi xa hơn đang dần được nhà đầu tư tính đến.

Đóng cửa, sàn HOSE có 66 mã tăng và 371 mã giảm (25 mã giảm sàn), VN-Index giảm 18,31 điểm (-1,76%), xuống 1.021,25 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 588,6 triệu đơn vị, giá trị 9.329,59 tỷ đồng, tăng 36,76% về khối lượng và 42,49% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 24/2. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 74,69 triệu đơn vị, giá trị 1.593,78 tỷ đồng.

Trong nhóm VN30, cổ phiếu VJC tỏa sáng khi ngược dòng khá ngoạn mục, đóng cửa tăng vọt 2,4% lên vùng giá cao trong ngày 98.500 đồng/CP. Ngoài ra, VNM cũng kết phiên trong sắc xanh với mức tăng nhẹ 0,7%.

Bên cạnh đó, có những mã dù không hồi phục được sắc xanh nhưng đã thu hẹp biên độ đáng kể, điển hình như VHM chỉ còn giảm nhẹ 0,2%, các mã khác như VIC, BCM, FPT, VCB, BID cũng giảm chỉ trên dưới 0,5%.

Trái lại, áp lực bán mạnh đẩy MSN về nằm sàn và đóng cửa giảm 7%, xuống mức 79.900 đồng/CP; bên cạnh các mã khác đóng cửa ở mức giá thấp nhất ngày như NVL giảm 5,7%, SSI giảm 3,9%, MWG giảm 3,8%...

Dù vậy, vẫn có những mã vừa và nhỏ ngược dòng và đóng cửa duy trì sắc tím như JVC dư mua trần hơn 1,43 triệu đơn vị, TDH cũng như mua trần gần 0,34 triệu đơn vị, các mã khác như TMT, SCD, HOT, ST8 cũng đóng cửa trong trạng thái dư mua trần.

Xét về nhóm ngành, nhóm thủy sản giảm sâu nhất với ABT và ANV đóng cửa giảm sàn, IDI giảm 6,4%, VHC giảm 6%, ACL giảm 4%, CMX giảm 3,6%...

Tiếp theo đó là nhóm cổ phiếu chứng khoán, cụ thể CTS giảm sâu nhất khi để mất 6,2% xuống mức thấp nhất ngày 12.200 đồng/CP, các mã khác cũng đều nới rộng biên độ với HCM giảm 5,2%, FTS giảm 4,9%, VCI giảm 4,5%, VND giảm 4,3%, SSI giảm 3,9%, BSI giảm 3,4%... Trong đó, VND vẫn sôi động nhất ngành, đạt hơn 18,4 triệu đơn vị khớp lệnh; tiếp theo là SSI khớp 14,78 triệu đơn vị và VIX khớp 12,97 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu thép cũng đồng loạt giảm sâu, bên cạnh POM và SMC giảm kịch sàn, các mã lớn hơn như HPG giảm 3,4% xuống 20.100 đồng/CP, HSG và NKG đều đóng cửa ở mức giá thấp nhất trong ngày khi cùng giảm 5,3%.

Tuy nhiên, đây là nhóm có đóng góp lớn cho thanh khoản thị trường, với cặp đôi HPG và HSG dẫn đầu khi lần lượt đạt 31,14 triệu đơn vị và xấp xỉ 20,4 triệu đơn vị; còn NKG cũng có khối lượng khớp lệnh hơn 10 triệu đơn vị.

Nhóm trụ cột ngân hàng vẫn phủ kín sắc đỏ nhưng biên độ giảm đã có chút thu hẹp với các mã lớn như VCB, BID, TCB chỉ còn giảm nhẹ chưa tới 1%. Cổ phiếu giảm sâu nhất trong ngành là EIB giảm 4,96%, tiếp theo là HDB giảm 3,43%.

Trên sàn HNX, thị trường duy trì đà giảm khá sâu trong suốt cả phiên chiều trước áp lực bán khá lớn trên diện rộng.

Chốt phiên, sàn HNX có 44 mã tăng và 122 mã giảm, HNX-Index giảm 4,06 điểm (-1,96%), xuống 203,27 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 67,33 triệu đơn vị, giá trị 944,45 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,35 triệu đơn vị, giá trị 67,73 tỷ đồng.

Cũng như sàn HOSE, nhóm HNX30 chỉ còn 3 mã giữ được sắc xanh là VC3, DXP và PVS với mức tăng chỉ trên dưới 3%, trong khi có tới 25 mã giảm.

Trong đó, cổ phiếu TNG tiếp tục lao dốc mạnh trước áp lực bán khá lớn và đóng cửa ở vùng giá thấp trong ngày khi giảm 8,2% xuống mức 16.900 đồng/CP, với khối lượng khớp lệnh khá lớn, đạt gần 3,64 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, các mã bất động sản và xây dựng giảm khá sâu với BCC giảm 6,6%, CEO giảm 6,3%, L14 giảm 6,1%, IDC giảm 3,5%...

Nhóm bất động sản trên HNX cũng không nằm ngoài xu hướng chung với SHS giảm 2,4%, MBS giảm 5,2%, APS giảm 5,4%, TVC giảm 4,2%, BVS giảm 2,9%... Trong đó, SHS vẫn dẫn đầu thanh khoản thị trường với hơn 11,5 triệu đơn vị khớp lệnh.

Tâm điểm đáng chú ý vẫn thuộc về mã nhỏ AMV khi đóng cửa giữ vững mức giá trần 4.600 đồng/CP, đồng thời thanh khoản tăng vọt, đứng ở vị trí thứ 3 trên thị trường với hơn 7,1 triệu đơn vị khớp lệnh.

Trên UPCoM, thị trường vẫn trong trạng thái chìm trong sắc đỏ.

Đóng cửa, UPCoM-Index giảm 0,89 điểm (-1,16%), xuống 75,85 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 26,95 triệu đơn vị, giá trị 321,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,94 triệu đơn vị, giá trị hơn 26,88 tỷ đồng.

Điểm sáng thuộc về cổ phiếu VOC khi bất ngờ đảo chiều tăng vọt và đóng cửa tăng 11,3% lên mức 23.600 đồng/CP cùng thanh khoản sôi động, đạt hơn nửa triệu đơn vị, gấp tới 15 lần mức thanh khoản trung bình 10 phiên giao dịch gần đây.

Những thông tin đáng chú ý tại Vocarimex gần đây là báo cáo tài chính năm 2022 bất ngờ công bố lợi nhuận âm 46 tỷ đồng, tuy nhiên, tại ĐHCĐ bất thường, Công ty đã thông qua việc thoái vốn khỏi Công ty TNHH Calofic, dự kiến thu về 2.100 tỷ đồng và sẽ trả cổ tức 100% bằng tiền mặt cho cổ đông hiện hữu.

Tuy nhiên, thanh khoản sôi động nhất thị trường vẫn là BSR với hơn 8,11 triệu đơn vị, đóng cửa cổ phiếu này tiếp tục lùi sâu khi giảm 4,3% xuống mức 15.600 đồng/CP.

Cặp đôi giao dịch sôi động tiếp theo là LMH và C4G đều khớp hơn 2 triệu đơn vị, đóng cửa cũng nới rộng biên độ, tương ứng giảm 7% xuống 5.300 đồng/CP và giảm 5,3% xuống 10.700 đồng/CP.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều giảm, trong đó VN30F2303 đáo hạn gần nhất giảm 9 điểm, tương đương -0,9% xuống 1.011 điểm, khớp lệnh hơn 316.890 đơn vị, khối lượng mở gần 50.990 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ cũng chiếm đa số. Phiên này, CHPG2224 là mã giao dịch sôi động nhất khi khớp gần 3,33 triệu đơn vị và đóng cửa giảm 50% xuống 10 đồng/CQ.

Tiếp theo là CMWG2212 khớp hơn 1,3 triệu đơn vị, đóng cửa cũng giảm 50% xuống mức giá sàn 10 đồng/CQ.

Xem thêm: lmth.069513tsop-hnam-gnat-gnod-cougn-nav-ohn-am-ueihn-meid-02-maig-gnourt-iht-272-ueihc-naohk-gnuhc-hcid-oaig/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Giao dịch chứng khoán chiều 27/2: Thị trường giảm 20 điểm, nhiều mã nhỏ vẫn ngược dòng tăng mạnh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools