Bụi dày, cây không thể quang hợp, thuốc sâu ít tác dụng
Những ngày cuối tháng 2, Tuổi Trẻ Online đến thôn 3, xã Nhị Hà (huyện Thuận Nam) và thôn Phước Thiện 3, xã Phước Sơn (huyện Ninh Phước). Tại thời điểm có mặt, các xe chở vật liệu thi công cao tốc chạy liên tục khiến bụi mù mịt. Bụi theo gió trùm lên các vườn táo.
Các vườn táo bị bụi bám dày đặc khiến táo phát triển kém, thương lái thu mua với giá thấp phân nửa so với thị trường.
Tại vườn táo khoảng ba sào (3.000m2), ông Nguyễn Đức Thắng (xã Phước Sơn) ngậm ngùi nói: "Lúc trước vườn táo của gia đình tôi cho thu hoạch mỗi vụ từ 10 - 12 tấn, cho thu nhập vài chục triệu. Nhưng từ hơn năm nay, vườn táo bị bụi bám nên trái nhỏ, cho thu hoạch chưa đến ba tấn".
"Bây giờ hái táo xong, gia đình tôi phải thuê thêm hai người ngồi lau trái cho sạch bụi, nếu không thương lái chê không mua. Đã tốn thêm tiền thuê nhân công vậy mà thương lái vẫn ép giá, giá chỉ còn 5.000 - 6.000 đồng/kg", ông Thắng cho biết.
Còn tại thôn 3, xã Nhị Hà, với gần 6ha táo của gia đình, anh Huỳnh Văn Nhớ bức xúc nói: "Vườn táo của tôi bị thiệt hại hầu như là hoàn toàn. Gia đình tôi không dám đầu tư nữa vì táo cũng hư không thể thu hoạch. Chi phí đầu tư từ trước Tết đến nay hầu như chưa lấy lại được vốn".
Ông Phạm Dũng - chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Thuận - cho biết đã lập đoàn đi kiểm tra thực tế.
"Qua kiểm tra có 14 hộ dân bị ảnh hưởng. Tại hiện trường có thể thấy lớp bụi bám khiến cây không thể quang hợp, chậm phát triển và dần suy kiệt. Nếu có sâu bệnh trên cây táo, bà con phun thuốc bảo vệ thực vật cũng không hiệu quả và gây ra nhiều loại sâu bệnh khác.
Còn đối với hoa và trái táo không trao đổi được chất dinh dưỡng, quang hợp sẽ làm giảm chất lượng và năng suất. Nếu tình trạng này kéo dài, nhiều khả năng hoa táo không thể thụ phấn để đậu trái", ông Dũng cho biết.
Phun nước cho có?
Đại diện ban quản lý dự án cho biết đơn vị thi công có phun nước nhằm hạn chế bụi.
Tuy nhiên, sau nhiều ngày theo dõi của Tuổi Trẻ Online cũng như người dân trực tiếp tại các khu vực bị ảnh hưởng thì việc phun nước diễn ra không thường xuyên.
"Những ngày qua chúng tôi không thấy đơn vị thi công phun nước gì cả. Đơn vị thi công chỉ phun mấy ngày đầu khi thấy có phóng viên và người dân. Càng ngày bụi càng nhiều hơn", anh Huỳnh Văn Nhớ (xã Nhị Hà) bức xúc nói.
TT - Hai ngày sau khi dịch bệnh lở mồm long móng ở gia súc trên địa bàn Quảng Nam được công bố, ngày 9-2 PV Tuổi Trẻ đã có mặt tại huyện Điện Bàn - địa phương có số gia súc nhiễm bệnh bị hủy lớn nhất tỉnh. Nông dân Điện Bàn chưa kịp “gượng dậy” với dịch cúm gia cầm thì nay lại “lao đao” với dịch bệnh trên đàn gia súc...
Xem thêm: mth.59092556172203202-cot-oac-hnirt-gnoc-iub-iv-gnud-ueid-nauht-hnin-oat-gnort-iougn/nv.ertiout