Những thực vật này gặp trở ngại đáng kể trong quá trình cô lập (thu giữ) carbon dioxide (CO2). Đây là quá trình làm chậm sự tích lũy khí nhà kính trong khí quyển và nước.
Thực vật hấp thụ hàng tỉ tấn khí nhà kính nhà kính mỗi năm, góp phần giảm bớt tác động của con người đối với môi trường. Thế nên phát hiện này khiến không ít chuyên gia lo lắng.
Ông Max Lloyd, trợ lý giáo sư thuộc khoa địa chất học tại bang Pennsylvania (Mỹ) kiêm tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng cây cối ở những vùng có khí hậu ấm và khô hơn chủ yếu ho thay vì thở”.
“Chúng đang thải CO2 trở lại bầu khí quyển nhiều hơn so với cây cối sống ở điều kiện mát và ẩm ướt”, ông nói thêm.
Cây cối loại bỏ khí CO2 khỏi khí quyển thông qua quá trình quang hợp. Tuy nhiên, chúng sẽ thải CO2 trở lại môi trường nếu bị căng thẳng - quá trình này gọi là hô hấp sáng.
Theo nhóm nghiên cứu, số liệu phân tích cho thấy thực vật ở vùng khí hậu ấm nóng có tốc độ hô hấp sáng cao gấp 2 lần so với các khu vực khác. Nhất là khi lượng nước trở nên hạn chế.
Họ nhận thấy phản ứng hô hấp sáng bắt đầu xảy ra khi nhiệt độ trung bình ban ngày vượt quá ngưỡng 20 độ C và càng tồi tệ hơn khi nhiệt độ dần tăng lên.
“Chúng ta đã làm mất cân bằng chu trình thiết yếu này. Thực vật và khí hậu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau”, ông Lloyd tiếp lời.
Theo Bộ Năng lượng Mỹ, thực vật hấp thụ khoảng 25% lượng khí CO2 từ hoạt động của người mỗi năm. Tỉ lệ này có thể sẽ giảm trong tương lai do khí hậu ấm lên.
“Khi nghĩ về tương lai của khí hậu, chúng tôi dự đoán rằng lượng CO2 sẽ tăng lên. Về mặt lý thuyết, điều này tốt cho thực vật vì đó là những phần tử mà chúng hít vào.
Nhưng nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy sự đánh đổi mà một số mô hình hiện hành không tính đến. Thế giới sẽ ngày càng ấm hơn, điều đó có nghĩa là thực vật sẽ ít có khả năng hấp thụ lượng khí CO2 hơn trước”, vị chuyên gia bổ sung.
Để tìm ra sự thay đổi trong quá trình hô hấp của cây cối, nhóm nghiên cứu phải quan sát hàng trăm mẫu vật trên khắp thế giới, từ ngoài thực địa cho đến kho lưu trữ ở đại học California từ những năm 1930 đến nay.
Sống gần nơi có nhiều cây cối không chỉ giúp tim khỏe, giảm stress mà còn giúp con người trẻ hơn tuổi thực, theo nghiên cứu mới đây.