vĐồng tin tức tài chính 365

Bồi hồi ăn Tết xa quê

2024-02-04 09:40
Tặng quà các bạn sinh viên TP.HCM đón Tết xa nhà trong chương trình họp mặt Tết Giáp Thìn 2024 - Ảnh: SAC

Tặng quà các bạn sinh viên TP.HCM đón Tết xa nhà trong chương trình họp mặt Tết Giáp Thìn 2024 - Ảnh: SAC

Đi lại xa xôi, tiền tàu xe cũng thêm gánh nặng. Ở lại TP tranh thủ làm thêm khi nghỉ Tết cả tháng, lương được trả gấp mấy lần ngày thường.

Dù có muôn lý do như thế vẫn khó khỏa lấp nỗi nhớ nhà. Nhưng biết sao được khi cái khó vẫn còn đó, thôi thì cố làm, mong thời gian trôi nhanh như nỗi nhớ trôi đi cùng năm mới.

Mong rằng trải nghiệm xa nhà dịp Tết sẽ bồi đắp thêm tình thân gia đình trong mỗi chúng ta. Hãy để những nỗ lực hôm nay là nền tảng, động lực cho cái Tết tràn đầy không khí vui tươi, sum vầy, trọn vẹn bên gia đình trong tương lai.

Anh NGUYỄN TẤT TOÀN (phó chủ tịch thường trực Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM)

Nồi bún Tết của ba chị em

Hoàn thành bài thi cuối học kỳ, khi bạn bè í ới hỏi nhau thu xếp hành lý về quê, Thu Huyền - sinh viên một trường đại học tại huyện Nhà Bè (TP.HCM) - lặng lẽ về phòng trọ. Lịch nghỉ Tết kéo dài cả tháng, bạn bè cùng lớp ai nấy đều rất háo hức ngày về nhà, với Huyền thì ngược lại. Năm nay đã là cái Tết thứ hai liên tiếp bạn không được ăn Tết ở quê.

Mà không chỉ một mình, ba chị em Huyền đều không ai về quê Tết này cả. Như năm ngoái, Huyền cùng chị hai (24 tuổi, nhân viên văn phòng) và cậu em út (17 tuổi, đang học trung cấp nghề) ăn Tết cùng nhau ở căn phòng trọ chừng 12m2 nằm nép mình cạnh chân cầu Phú Mỹ (quận 7, TP.HCM).

Năm rồi Huyền xung phong đi chợ mua được ít hạt dưa rồi về bày biện cho có chút không khí xuân mới. Cô chị cả đi chợ mua thêm chân giò, tôm chả về nấu nồi bún thật to để ba chị em cùng nhau ăn. Vậy là đủ Tết! Huyền nhắc và cười nhiều khi nhớ về nồi bún Tết của ba chị em nhưng ánh mắt cô gái tuổi đôi mươi vẫn thoáng nét buồn. Ai chẳng muốn được ăn Tết ở quê nhà bên cha mẹ, người thân.

Bạn Minh Nhật - sinh viên năm thứ ba một trường đại học tại quận Tân Phú (TP.HCM) - cho biết năm nay sẽ không về quê Tiền Giang ăn Tết. Nhật chọn ở lại TP, xin vào làm thêm ở tiệm cà phê phục vụ xuyên Tết, rồi tranh thủ thời gian rảnh để học khóa tiếng Anh giao tiếp online.

Vừa làm thêm vừa học nên Tết sẽ trôi nhanh thôi, Nhật nói thế và khoe đã tự thưởng cho mình bộ đồ đẹp. Cậu nói sẽ hẹn vài người bạn thân cùng ăn với nhau một bữa ăn ngon đón năm mới. "Tết chỉ vui khi không còn nỗi lo. Mình tự thấy còn khá yếu ngoại ngữ nên tranh thủ tháng nghỉ Tết này dốc sức để hoàn thiện may ra mới có thể bớt nỗi lo mà nghĩ tới chuyện ra trường" - Nhật cười.

Làm mùa Tết đủ học phí một học kỳ

Có nhiều lý do để sinh viên xa quê chọn ở lại TP những ngày Tết thay vì sum vầy cùng gia đình dịp cuối năm. Ngoài chi phí tàu xe đi lại khá đắt đỏ cũng thêm gánh nặng cho gia đình nên đành chọn đi làm thêm dịp Tết thì việc tranh thủ thời gian nghỉ Tết để hoàn thiện các chứng chỉ cũng khá chính đáng.

Câu hỏi "Tết năm nay của ba chị em có gì?" có vẻ bất ngờ làm Huyền hơi ngại. Cô bạn nói vẫn "đón Tết này ta nhớ xuân xưa". 

Xuân xưa mà Huyền nhắc là những mùa Tết khi bạn còn nhỏ, nỗi lo gạo tiền chưa thực sự rõ ràng. Còn hiện tại mấy chị em Huyền đã lớn, ba mẹ cũng ngày một già yếu hơn mà gia đình vẫn vất vả như trước. Hiển hiện nhất là khoản học phí gần 10 triệu đồng cô sinh viên ấy phải chuẩn bị khi ra Tết.

Và Huyền chọn làm cùng lúc ba công việc. Ngày mới của bạn bắt đầu từ 5h sáng với việc bán bánh mì được trả lương 25.000 đồng/giờ. Hết ca sáng, Huyền sẽ chạy ngay đến chỗ khác với công việc tiếp theo trong ngày là đóng gói ngũ cốc có mức lương 22.000 đồng/giờ.

Hai ngày cuối tuần, Huyền đi xe buýt từ quận 7 sang quận 12 (TP.HCM) để làm bưng bê ở nhà hàng phục vụ hội nghị, tiệc cưới. Vì làm cũng lâu và năng nổ nên Huyền được chọn làm trưởng nhóm, lương cũng cao hơn các bạn, được khoảng 170.000 đồng/ca vài giờ.

Dù đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ nhưng Huyền nói phải tranh thủ thời gian nhiều nhất có thể. Cô bạn lo những ngày cận Tết, tiệc tùng thưa dần nên cũng bị giảm bớt việc phục vụ ở nhà hàng, sợ không đạt được mục tiêu dành dụm đủ tiền đóng học phí như tính toán.

Trong khi đó, cũng hai năm rồi Đặng Quỳnh Ngân (quê Nghệ An) - sinh viên ngành luật - không ăn Tết ở quê nhà. Kế hoạch năm nay của Ngân vẫn vậy, sẽ ở lại TP xin làm thêm nhiều công việc nhất có thể, tranh thủ vì đây là cơ hội trong năm giúp Ngân có thể kiếm được khoản học phí của học kỳ mới.

Bố Ngân ở quê đau ốm thường xuyên, mẹ không nghề nghiệp ổn định. Phần lớn học phí, chi phí trọ học bạn đều phải tự cáng đáng. Ngoài lúc đi học Ngân làm gia sư dạy tiếng Anh với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng. 

"Lớp đang nghỉ Tết nên mình phải tìm việc làm thêm chứ sao ngồi không được nhưng mãi vẫn chưa thể kiếm ra việc" - Ngân nói.

Nỗ lực hỗ trợ tối đa

Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM cùng Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên TP chia sẻ với cả ngàn sinh viên ở lại TP không về quê ăn Tết bằng những phần quà, chương trình vui đón năm mới để phần nào khỏa lấp nỗi nhớ nhà của các bạn từ sự góp sức của nhiều cá nhân, đơn vị cùng chia sẻ.

Cùng với đó, còn có khoảng 4.000 đầu việc thời vụ dịp Tết với mức lương khá hơn ngày thường giới thiệu cho những bạn có nhu cầu.

Cảnh giác mà vẫn mắc lừa

Vài hôm trước, Thu Huyền lên mạng tìm việc, được kết nối cùng một tài khoản và cho biết đang cần tuyển nhân viên phục vụ quán cà phê. Mức lương 25.000 đồng/giờ, ca 8 giờ và lương sẽ nhân bốn lần vào các ngày giao thừa, mùng 1, 2 và 3 Tết âm lịch.

Sau ít câu trao đổi, bên kia hối thúc hoàn thành hợp đồng để giữ chỗ làm. Sợ mất chỗ, Huyền cuống quýt chuyển khoản 300.000 đồng tiền đồng phục.

Cuộc điện thoại với cha mẹ ở quê là cách Thu Huyền “nạp năng lượng” trong những ngày Tết xa nhà - Ảnh: C.TRIỆU

Cuộc điện thoại với cha mẹ ở quê là cách Thu Huyền “nạp năng lượng” trong những ngày Tết xa nhà - Ảnh: C.TRIỆU

Nhưng đợi mãi vẫn chưa thấy ai liên lạc lại, Huyền bấm điện thoại thì chỉ còn "thuê bao không liên lạc được". Lúc này, cô bạn mới nhớ ra các chiêu trò lừa đảo trên mạng từng đọc trước đó. "Số tiền ấy mình định mua tặng mẹ bộ đồ mới" - Huyền dứt lời rồi ngước mắt nhìn lên cố giấu đi giọt nước mắt bất lực.

Sinh viên, công nhân khó khăn đã nhận những tấm vé miễn phí đầu tiên về quê ăn TếtSinh viên, công nhân khó khăn đã nhận những tấm vé miễn phí đầu tiên về quê ăn Tết

Những chuyến xe Tết đang được gấp rút hoàn thành công đoạn cuối để chở giấc mơ sum họp của hàng ngàn sinh viên, công nhân xa quê trở về quê ngày cuối năm.

Xem thêm: mth.8293311040204202-euq-ax-tet-na-ioh-iob/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bồi hồi ăn Tết xa quê”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools