vĐồng tin tức tài chính 365

Mộng lên bờ của phận vạn đò trên đầm phá Tam Giang

2024-02-06 13:18
Xóm vạn đò tại bãi neo đậu ở xã Vinh Hưng (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) những ngày cuối năm - Ảnh: NHẬT LINH

Xóm vạn đò tại bãi neo đậu ở xã Vinh Hưng (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) những ngày cuối năm - Ảnh: NHẬT LINH

Trong năm mới, ước muốn lớn nhất của xóm vạn đò không gì hơn là có nơi ở trên bờ, để con cái được đến trường, không còn phải lênh đênh trên sóng nước Tam Giang.

Những ngày cuối năm ở xóm vạn đò Tam Giang

Những ngày cuối năm trời Huế mờ sương. Khi những ánh sáng đầu tiên trong ngày xuất hiện cũng là lúc xóm vạn đò ở xã Vinh Hưng (huyện Phú Lộc) rộn ràng tiếng gọi nhau thức dậy, nổ máy chiếc đò rồi rẽ sóng hướng đầm phá bắt đầu một ngày đánh bắt cá tôm.

Trong 14 chiếc đò đang đỗ tại đây, đò của gia đình anh Nguyễn Văn Hiệp (44 tuổi) là chiếc đò rời đi sớm nhất.

Anh Hiệp là dân vạn đò với hơn 40 năm sống trên sóng nước Tam Giang. Quê anh ở một ngôi làng nhỏ sát mép sông Hương tại xã Phú Mậu, TP Huế.

Nghiệp sông nước khiến cả năm trời anh phải lênh đênh ở đầu sóng ngọn gió khắp phá Tam Giang. Con đò nhỏ vừa là nhà, vừa là cần câu cơm của cả gia đình anh Hiệp.

Đến mùa này, anh Hiệp dong đò đưa cả gia đình về xã Vinh Hưng để đánh bắt cá ở khu vực phía nam tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi mà con cá đầm phá Tam Giang tụ về nhiều hơn để tránh những cơn gió chướng thổi từ phía bắc.

Mảnh lưới đầu tiên được kéo lên gọn gàng sau đó, một chú cá bạc má nhỏ con bị mắc lưới. Thấy thành quả của lần đánh bắt đầu tiên chẳng như mong đợi, anh Hiệp nói với vợ chèo đò đến một nơi khác các đó vài chục mét để tiếp tục bủa lưới.

"Trước đây cá tôm nhiều, có khi kéo lưới lên cả tạ cá nâu, cá kình, cá chẽm... Nhưng cá tôm ít dần, nên thu nhập của tui cũng ít dần đi", anh Hiệp thở hắt một hơi dài, nói.

Những con cá đặc sản vùng đầm phá Tam Giang được vợ chồng anh Nguyễn Văn Hiệp tranh thủ những ngày cuối năm cố gắng đánh bắt để kiếm tiền sắm Tết - Ảnh: NHẬT LINH

Những con cá đặc sản vùng đầm phá Tam Giang được vợ chồng anh Nguyễn Văn Hiệp tranh thủ những ngày cuối năm cố gắng đánh bắt để kiếm tiền sắm Tết - Ảnh: NHẬT LINH

Mộng ước lên bờ của xóm vạn đò

Chẳng mấy chốc ngày Tết đã cận kề. Vẫn giữ lệ hằng năm, trước khi dừng việc đánh bắt để dong đò về quê Phú Mậu ăn Tết, anh Hiệp đều làm một mâm cỗ tất niên để tạ ơn thủy thần sông nước đã cho tôm cá nuôi sống gia đình anh suốt năm qua.

Xóm vạn đò nhỏ trên phá Tam Giang cùng ngồi lại với nhau sau một năm đánh bắt cá tôm để chúc nhau sớm hoàn thành ước nguyện “lên bờ” - Ảnh: NHẬT LINH

Xóm vạn đò nhỏ trên phá Tam Giang cùng ngồi lại với nhau sau một năm đánh bắt cá tôm để chúc nhau sớm hoàn thành ước nguyện “lên bờ” - Ảnh: NHẬT LINH

Mâm cỗ nhỏ được xóm vạn đò vun vén, hùn nhau lại cùng nấu nướng, cúng cáp thật đàng hoàng, tử tế để kết thúc một năm mưu sinh trên đầm phá.

Thành tâm khấn vái, người ngư dân lẩm nhẩm cầu mong cho một năm mới đánh bắt được nhiều cá tôm để có tiền trả số nợ mấy chục triệu anh vay mượn sửa lại chiếc đò.

Số là trong đợt mưa lũ hồi tháng 11 vừa qua, trong lúc đưa cả nhà anh Hiệp đi trú lũ thì chiếc đò của gia đình bị vướng vào một cọc tre nhọn nên bị lủng và chìm hẳn. Anh Hiệp cùng vợ và hai đứa con nhỏ được mọi người trong xóm vạn đò cứu sống, nhưng chiếc đò cùng nhiều vật dụng thì chìm dưới đáy phá Tam Giang.

Sau bận đó, anh Hiệp phải "lên bờ", vay mượn bà con thân quen để sửa lại chiếc đò hết hơn 20 triệu đồng.

"Đời sông nước, hiểm nguy rập rình như vậy mãi cũng quen. Lên bờ bây giờ cũng không biết làm việc gì ra tiền. Chỉ lo cho mấy đứa con tui còn nhỏ, mà lo nhất là tương lai tụi nó không được học hành", anh Hiệp nói.

Khoang đò nhỏ chưa tới 10m2 là nơi của 4 người trong gia đình anh Hiệp. Nơi đây còn được vợ chồng anh tận dụng nuôi cả gà - Ảnh: NHẬT LINH

Khoang đò nhỏ chưa tới 10m2 là nơi của 4 người trong gia đình anh Hiệp. Nơi đây còn được vợ chồng anh tận dụng nuôi cả gà - Ảnh: NHẬT LINH

Cái nỗi lo thất học, anh Hiệp là người hiểu hơn ai hết bởi bản thân anh không biết chữ. Cô con gái lớn Mai Phương của vợ chồng anh mới học đến lớp 3 thì cũng vừa nghỉ học.

Phương nói rằng cha mẹ em không đủ tiền cho em mua sách vở và đi học. Mà có sách vở cũng chẳng có chỗ để học bài vì khoang đò quá nhỏ, lại chen chúc đến 4 người trong chưa đầy 10m2. Hầu hết những đứa trẻ ở xóm vạn đò này cũng vậy, việc học của các em bấp bênh như chính con đò nhỏ là nơi trú ngụ trên sóng nước Tam Giang.

Xóm vạn đò nhỏ trên phá Tam Giang cùng ngồi lại với nhau sau một năm đánh bắt cá tôm để chúc nhau sớm hoàn thành ước nguyện “lên bờ” - Ảnh: NHẬT LINH

Xóm vạn đò nhỏ trên phá Tam Giang cùng ngồi lại với nhau sau một năm đánh bắt cá tôm để chúc nhau sớm hoàn thành ước nguyện “lên bờ” - Ảnh: NHẬT LINH

Ngày cuối năm, cả xóm vạn đò quây quần lại với nhau. Bên chén rượu đượm hơi ấm nồng của tình làng nghĩa xóm, họ chúc nhau sức khỏe rồi kể cho nhau nghe những vui buồn của cuộc sống, chuyện con cái ăn học, dựng vợ gả chồng.

Trong cái nắng đầu xuân nhè nhẹ, xóm vạn đò chúc nhau những điều thật tốt đẹp trong năm mới, đặc biệt là sớm có nơi ăn chốn ở trên bờ để có cuộc sống ổn định hơn.

Ông Võ Lê Nhật, chủ tịch UBND TP Huế, cho biết những ngày cuối năm thành phố đã chỉ đạo các các ngành, địa phương tăng cường công tác chăm lo, hỗ trợ quà Tết cho người người nghèo, người yếu thế, đặc biệt là với những người dân vạn đò thuộc diện khó khăn có hộ khẩu ở TP Huế.

Mong ước ngày Tết của những ngư phủ chông chênh giữa sông HồngMong ước ngày Tết của những ngư phủ chông chênh giữa sông Hồng

Trên chiếc thuyền cũ neo tạm bằng dây thừng sát bờ sông Hồng, chị Hiếu cẩn thận xếp lại lưới đánh cá mới mua để tối ngược dòng kiếm con cá, con tôm nuôi hai đứa con nhỏ.

Xem thêm: mth.45243801160204202-gnaig-mat-ahp-mad-nert-od-nav-nahp-auc-ob-nel-gnom/nv.ertiout

Comments:0 | Tags: vay

“Mộng lên bờ của phận vạn đò trên đầm phá Tam Giang”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools