vĐồng tin tức tài chính 365

Cuộc 'đấu lý' của người vợ tẩm xăng trả thù chồng vũ phu

2024-02-15 16:35

Tối 9/5/1989, Kiranjit Ahluwalia, 34 tuổi từ cửa sổ tầng trệt nhìn ra những người hàng xóm đang tụ tập thành từng nhóm trên vỉa hè. Cô quan sát từng khuôn mặt quen thuộc trong ánh sáng màu cam, nét mặt họ căng cứng vì nóng bừng và sợ hãi. Xung quanh cô, căn phòng kêu răng rắc, những bức tường, thảm và đồ đạc bị bao phủ bởi lửa một lớp khói dày.

"Kiranjit, làm ơn hãy để cậu bé đi", ai đó gọi cô từ bên dưới. Con trai cô cựa quậy trong vòng tay cô. Ngọn lửa đang trùm vào gờ cửa sổ và đám đông bên ngoài bắt đầu la hét.

"Kiranjit mở khóa cửa. Hãy để chúng tôi giúp cô", một giọng nói vang lên. Mở hé cửa sổ, Kiranjit đáp lại: "Tôi đang đợi chồng tôi", rồi đóng lại.

Tiếng còi xe chữa cháy hú vang con phố. Lính cứu hỏa kéo cô ra ngoài trong trạng thái mê man, không khoái lại nhìn căn nhà đang hóa tro, hay cái xác của chồng cô đang được lôi ra ngoài.

Các phương tiện truyền thông địa phương đưa vụ việc lên trang nhất, gọi đây là "hỏa hoạn thương tâm trong một ngôi nhà gia đình hạnh phúc". Nhưng khi Kiranjit bị bắt sáu ngày sau đó và bị buộc tội giết chồng, một tình tiết rất khác bắt đầu xuất hiện.

Kiranjit khi trẻ. Ảnh: BBC

Kiranjit khi trẻ. Ảnh: BBC

Năm 1979, ở tuổi 24, Kiranjit học xong đại học Nghệ thuật, chuẩn bị học tiếp ngành luật thì bị thúc ép một cuộc hôn nhân sắp đặt với một người đàn ông cô chưa từng quen biết. Cô và chồng, Deepak, sau đó rời quê hương Chakkalal ở Punjab, Ấn Độ sang Anh.

Việc lạm dụng bắt đầu chỉ vài ngày sau đám cưới. Từ đẩy, kéo tóc và tát, kẻ vũ phu chuyển sang tấn công vợ bằng chảo kim loại, gậy sắt, thắt lưng da, ném bát đĩa vào mặt, hành hạ cô ngay cả khi mang thai...

Deepak cũng cấm cô ra ngoài gặp bạn bè gia đình, thường xuyên cưỡng hiếp cô và ép cô thực hiện hành vi tình dục dưới sự đe dọa. Kiranjit sau này kể lại: "Tôi bị đối xử như một nô lệ. Anh ấy không cho phép tôi uống cà phê hay ăn ớt, chỉ vì lý do đơn giản là tôi thích chúng. Nhưng tôi quá sợ anh nên không nói gì. Tôi thường thức trắng đêm bên cạnh anh ấy vì sợ quá không ngủ được".

Gia đình Deepak chứng kiến vụ hành hạ nhưng cho biết họ quá sợ hãi nên không dám can thiệp. Khi Kiranjit tìm đến gia đình nhà đẻ để nhờ giúp đỡ, họ đã khiển trách cô, nói rằng việc cô ở lại với chồng là vấn đề danh dự của gia đình và hãy về cố gắng hoàn thiện để thành vợ tốt. Cuối cùng, cô đã cố gắng bỏ nhà đi nhưng bị chồng phát hiện và đưa về, tiếp tục chuỗi bạo hành 10 năm.

Họ có hai cậu con trai, chúng cũng thường xuyên chứng kiến cảnh bố đánh mẹ. Năm 1989, Deepak bắt đầu ngoại tình với một đồng nghiệp. Buổi tối định mệnh , anh ta trở về nhà và nói rằng sẽ đuổi vợ ra khỏi nhà. Kiranjit vẫn nấu bữa tối và nói với chồng rằng cô muốn tìm cách hàn gắn mối quan hệ và cầu xin anh đừng rời xa cô và các con. Nhưng cô chỉ nhận được những cú đánh.

Tối đó, khi đang ngủ, cô bị chồng đánh thức để đòi tiền rồi cầm bàn ủi nóng dí vào mặt cô. Cuối cùng khi Deepak chìm vào giấc ngủ và Kiranjit chìm trong cơn thịnh nộ kìm nén suốt 10 năm. Cô đến gần anh ta với một can xăng và chiếc bật lửa.

"Tôi quyết định cho anh ấy thấy nó đau đến mức nào. Có lúc tôi định bỏ chạy nhưng anh ấy lại bắt được tôi và đánh tôi thậm chí còn mạnh hơn. Tôi quyết định đốt chân anh ấy để anh ấy không thể chạy theo tôi", Kiranjit sau này nói.

Deepak bị bỏng nặng hơn 40% cơ thể và chết tại bệnh viện 10 ngày sau. Kiranjit bị bắt với cáo buộc giết người.

Ngày 29/11 cùng năm, tại phiên tòa, bên công tố lập luận rằng mặc dù vào đêm xảy ra sự kiện, cô đã bị chồng đánh, đe dọa bằng bàn là nóng, nhưng việc cô đợi cho đến khi chồng đi ngủ là bằng chứng cho thấy cô đã có thời gian để "hạ nhiệt" và cân nhắc hành động của mình một cách tử tế.

Ngoài ra, bên công tố cho rằng kiến thức trước đây của cô về việc trộn xút với xăng để tạo ra bom napalm không phải là kiến thức phổ biến và là bằng chứng cho thấy cô đã lên kế hoạch. Họ cho rằng Kiranjit bị thúc đẩy bởi sự ghen tuông do chồng nhiều lần ngoại tình.

Các luật sư bào chữa hầu như không đưa ra được lập luận nào đủ mạnh về việc thân chủ bị chồng bạo hành, tra tấn suốt nhiều năm.

Bị cáo 34 tuổi phủ nhận cáo buộc và khẳng định dù "muốn làm tổn thương" chồng nhưng không giết. Lời bào chữa của cô về tội ngộ sát do bị khiêu khích đã bị bác bỏ vì luật pháp xác định, giết người do bị khiêu khích chỉ xảy ra ngay sau khi có khiêu khích.

Còn trong trường hợp của cô, một vài giờ đã trôi qua kể từ lần cuối cùng chồng cô bạo hành đến khi hành động trả thù. Đây được coi là khoảng thời gian "hạ nhiệt" chứ không phải là khoảng thời gian "sôi sục, mất kiểm soát" như lời cô bào chữa.

Bồi thẩm đoàn kết luận cô phạm tội giết người, kết án chung thân.

"Khi tôi nhận bản án và luật sư xét xử của tôi nói rằng không có căn cứ kháng cáo, đó là cú sốc lớn. Tôi không có luật sư, không có gia đình, cuối cùng tôi phải nhận bản án chung thân. Tôi đã mất mọi thứ", Kiranjit sau này nói.

Khi cô bắt đầu thụ án chung thân, vụ án đã được Southall Black Sisters, một tổ chức vì quyền phụ nữ, tiếp nhận. Chiến dịch của họ đã khiến vụ việc được đưa ra trước Tòa phúc thẩm.

Trong một quyết định mang tính bước ngoặt vào năm 1992, Chánh án tòa Tòa án Công lý Hoàng gia tuyên bố rằng bản án sơ thẩm không thỏa đáng. Ông ra lệnh xét xử lại, chỉ đạo tòa xét xử xem xét lịch sử lạm dụng gia đình và tác động tâm lý mà các bằng chứng y tế thể hiện, mà đỉnh điểm là việc bị cáo giết kẻ ngược đãi cô.

Ngày 25/9/1992, Kiranjit xuất hiện trở lại trước tòa sơ thẩm. Nhóm luật sư mới đã trình giám định y tế cho thấy thân chủ bị trầm cảm nặng, hậu quả của bạo lực hôn nhân cả thể chất và tinh thần. Kiranjit nhận tội ngộ sát, án tù 3 năm 6 tháng, bằng thời gian tạm giam, do đó được thả tự do ngay tại tòa.

Kiranjit Ahluwalia (thứ hai từ trái) ra về sau khi được tuyên trả tự do ngay tại tòa. Ảnh: The Daily Star

Kiranjit Ahluwalia (thứ hai từ trái) ra về sau khi được tuyên trả tự do ngay tại tòa. Ảnh: The Daily Star

Vụ án của Kiranjit đã giúp nâng cao nhận thức về bạo lực gia đình trong các gia đình có người nhập cư không nói tiếng Anh sang các nước phương Tây, cũng như thay đổi luật pháp dành cho nạn nhân bạo hành gia đình ở Vương quốc Anh.

Vụ án của cô, được biết đến trong sách giáo khoa pháp luật của Anh với cái tên R v Ahluwalia, đã thay đổi định nghĩa của từ "khiêu khích" trong các vụ án giết người do bị khiêu khích. Ban đầu, nó được định nghĩa là giết người khi "mất kiểm soát đột ngột và tạm thời", nhưng tòa án hiện công nhận rằng trong các trường hợp bị bạo hành, hành vi trả thù của phụ nữ có thể đến sau, chứ không nhất thiết là ngay lập tức.

Kể từ năm 1993, vụ án của cô đã được toàn thế giới thông luật công nhận là vụ án có thẩm quyền xác định lại các khái niệm pháp lý về tự vệ, khiêu khích và giảm bớt trách nhiệm khi một phụ nữ bị bạo hành, giết chết kẻ ngược đãi cô ấy, sẽ chỉ bị khép tội ngộ sát, thay vì giết người.

Vụ án này còn trở nên phổ biến vì lý do một số tòa lấy nó làm án lệ xét xử cho tội hiếp dâm trong hôn nhân. Qua vụ án này, tòa thừa nhận thực tế, chồng vẫn có thể bị khép tội Hiếp dâm, nếu ép vợ quan hệ tình dục ngoài ý muốn.

Luật cũ là khi đã kết hôn thì chồng có thể quan hệ tình dục với vợ bất cứ lúc nào dù vợ có đồng ý hay không, nhưng qua vụ án này, quy định mới về hiếp dâm trong hôn nhân đã được tòa án thừa nhận.

Kiranjit được vinh danh vào năm 2001 tại Giải thưởng Phụ nữ Châu Á đầu tiên để ghi nhận "sức mạnh, thành tích cá nhân, sự quyết tâm và cam kết" của cô trong việc giúp đưa ra ánh sáng chủ đề bạo lực gia đình.

Câu chuyện được dựng lại trong bộ phim Provoked, được trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes 2007, cựu hoa hậu thế giới Aishwarya Rai đóng vai Kiranjit.

Hải Thư (Theo Justice for Women, The Daily Star, Alchetron, Guardian)

Xem thêm: lmth.5749074-hnah-oab-uihc-man-01-ov-iougn-auc-od-ut-ial-hnaig-couc/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cuộc 'đấu lý' của người vợ tẩm xăng trả thù chồng vũ phu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools