vĐồng tin tức tài chính 365

Năng suất lao động theo giờ của Việt Nam thua Philippines, Indonesia

2024-02-16 12:38

World Bank trong báo cáo mới đây cho biết, 30 năm qua, Việt Nam được đánh giá là ngôi sao kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng GDP nhanh nhất thế giới. Từ 1990 đến 2021, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng với tốc độ trung bình hàng năm 5,3%, nhanh hơn bất cứ nền kinh tế nào trong khu vực ngoại trừ Trung Quốc. Thành tích vượt trội này được thúc đẩy bởi 3 động cơ: tích lũy vốn nhanh; nguồn cung lao động dồi dào; tăng trưởng năng suất cao.

Tuy nhiên, World Bank cũng lưu ý, để duy trì kỳ tích kinh tế này, chiếc chìa khóa Việt Nam cần nắm chắc là tăng trưởng năng suất.

Năng suất lao động của Việt Nam đã tăng 64% trong giai đoạn 2010-2020, nhanh hơn tất cả quốc gia cùng khu vực, chủ yếu nhờ sự cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và dòng vốn FDI lớn. Tuy nhiên, bất chấp sự tăng trưởng này, mức năng suất lao động vẫn thấp hơn nhiều các nước đồng cấp.

Số liệu của Tổ chức Năng suất châu Á (APO) cho thấy, năm 2020, giá trị sản xuất mỗi giờ lao động của người Việt Nam chỉ đạt 6,4 USD, so với 14,8 USD ở Thái Lan và 68,5 USD ở Singapore.

Thêm vào đó, năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) trung bình ở cấp doanh nghiệp chỉ tăng dưới 2% trong giai đoạn 2014-2018, thấp hơn mức của nhiều nền kinh tế Đông Á (dữ liệu của IMF năm 2022). TFP là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất nhờ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động, đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ.

Tăng trưởng TFP cũng đóng một vai trò tương đối nhỏ trong tăng trưởng GDP nhanh chóng của Việt Nam. Số liệu của OECD cho biết, TFP chỉ đóng góp khoảng 1,5 điểm phần trăm cho tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2015-2019.

Bên cạnh đó, theo World Bank, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng, nhưng chủ yếu nhờ FDI, ít tác động lan tỏa đến các doanh nghiệp nội địa.

Mặc dù số lượng doanh nghiệp tư nhân trong nước tăng mạnh trong thập kỷ qua, các doanh nghiệp trong nước thường nhỏ hơn, ít hiệu quả hơn và ít đổi mới hơn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và không được tích hợp tốt vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Hầu hết doanh nghiệp tư nhân trong nước là siêu nhỏ, nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực có năng suất tương đối thấp (chẳng hạn bán lẻ, nhà hàng nhỏ) và các hoạt động sản xuất đơn giản nhắm vào thị trường nội địa, thay vì xuất khẩu. Về giá trị gia tăng trên mỗi lao động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có năng suất gấp gần 5 lần và lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước.

Để cải thiện, World Bank cho biết, có thể tăng năng suất lao động qua 3 kênh, trong đó, đặc biệt tập trung vào sự tham gia của các công ty khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Ở kênh đầu tiên, Việt Nam cần cải thiện hiệu quả của các doanh nghiệp hiện có, bao gồm cải thiện các hoạt động quản lý, áp dụng công nghệ mới và tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và tài chính.

Tiếp theo, Việt Nam cần tái phân bổ nguồn lực giữa các doanh nghiệp và ngành từ nhóm kém hiệu quả sang hiệu quả hơn; và cho phép các doanh nghiệp có năng suất cao hơn, chủ yếu là các công ty khởi nghiệp đổi mới, tham gia và các doanh nghiệp năng suất thấp thoát khỏi thị trường.

Theo World Bank, trọng tâm là phải tập trung vào sự tham gia của các công ty khởi nghiệp đổi mới. Các công ty này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm chất lượng cao, tạo ra thị trường mới và phá vỡ thị trường hiện có, từ đó thúc đẩy năng suất của khu vực tư nhân.

Đức Minh

Xem thêm: lmth.5602174-aisenodni-senippilihp-auht-man-teiv-auc-oig-oeht-gnod-oal-taus-gnan/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Năng suất lao động theo giờ của Việt Nam thua Philippines, Indonesia”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools