*Bài viết thể hiện quan điểm của Claudia Sahm - cựu chuyên gia kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, người sáng lập Sahm Consulting và là tác giả của blog Stay-at-Home Macro.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Mỹ trong tháng 1/2024 tăng cao hơn dự kiến, phần lớn là do giá nhà ở. Mặc dù số liệu lạm phát mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ưa chuộng sẽ hạ nhiệt, nhưng đây là một lời nhắc nhở rằng con đường trở về mức lạm phát thấp vẫn còn gập ghềnh.
Nhưng FED vẫn sẽ phải tránh tạo ra những va chạm lớn đối với nền kinh tế và thị trường tài chính trong năm nay.
Tin tốt là lạm phát đã hạ nhiệt trong vài tháng qua và nhanh chóng tiến về mức mục tiêu 2% của FED. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là khi nào FED bắt đầu cắt giảm và lãi suất cắt giảm là bao nhiêu.
Như thường lệ, ngân hàng trung ương luôn rất thận trọng. Trong một cuộc phỏng vấn, Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết các quan chức cần thấy “nhiều dữ liệu tốt hơn”. Nhưng thế nào là đủ tốt? Ông Powell ngụ ý rằng tháng 5 là thời điểm sớm nhất mà FED cân nhắc đến việc cắt giảm lãi suất. Họ có thể sẽ cần một vài tháng dữ liệu lạm phát tốt. Rõ ràng rằng các quan chức có tiêu chuẩn cao.
FED đang cân nhắc cắt giảm lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế mạnh mẽ. GDP điều chỉnh theo lạm phát đã tăng 3% trong quý 4 năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa dự báo của FED là gần như không tăng trưởng. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức dưới 4% trong khoảng thời gian dài nhất kể từ những năm 1960.
Một số người cho rằng mức tăng trưởng mạnh mẽ này đồng nghĩa với việc FED không nên cắt giảm lãi suất. Nhưng lập luận đó dựa trên đường cong Phillips, cho rằng để giảm lạm phát thì tỷ lệ thất nghiệp phải tăng. Nhưng nền kinh tế Mỹ 2023 cho thấy điều đó là sai lầm. Thực tế, lạm phát cao phần lớn lại do gián đoạn liên quan đến đại dịch Covid.
Thêm vào đó, năm 2019 cũng có mức tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp tương tự mà lạm phát dưới 2%. Vì thế, FED có nhiệm vụ kép là giữ lạm phát thấp và tỷ lệ thất nghiệp thấp. Việc duy trì lãi suất cao cho đến khi thị trường lao động rạn nứt là điều khó chấp nhận.
Những rủi ro đối với nền kinh tế và thị trường tài chính là có thật.
Lãi suất quỹ liên bang tăng 5,25 điểm phần trăm trong vòng 2 năm và điều đó đã gây áp lực lên thị trường nhà ở. Trên thực tế, FED là người đẩy giá nhà lên cao, vì những ai có khoản lãi suất thế chấp cố định thấp không sẽ muốn bán. Vì vậy, những người mua nhà mới đang phải vật lộn với lãi suất thế chấp cao, giá nhà cao và thiếu nhà để mua. Cho đến nay, nền kinh tế đã có thể kiểm soát những bất ổn của lĩnh vực nhà ở, nhưng điều đó không chắc có thể duy trì lâu.
Một rủi ro khác là thị trường tài chính. Việc FED tăng lãi suất nhanh, mạnh và bất ngờ kể từ năm 2022 đã gây căng thẳng cho thị trường tín dụng và ngân hàng. Vụ sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank cho thấy môi trường lãi suất cao sẽ khiến những quyết định kinh doanh sai lầm hoặc kém may mắn phải lãnh hậu quả. Không dễ để chỉ ra điểm yếu nằm ở đâu, nhưng lãi suất duy trì ở mức cao càng lâu thì FED càng có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế.
Một số quan chức cho biết “kết quả tệ nhất có thể xảy ra” là FED bắt đầu cắt giảm lãi suất, sau đó phải tăng lãi suất nếu lạm phát lại tăng. Mặc dù FED từng “điều chỉnh chính sách” trong quá khứ, nhưng trường hợp này vẫn gây ra những lo lắng. Thế giới thay đổi và chính sách cũng vậy. Nhưng thế giới đã thay đổi với tình trạng giảm phát đáng kể và FED sẽ không thay đổi chính sách của mình.
Ngay từ đầu, chu kỳ này hầu như không liên quan gì đến FED. Nước Mỹ sắp giải quyết được những tác động cuối cùng của sự gián đoạn giai đoạn Covid. Bây giờ không phải là lúc để ngân hàng trung ương trì hoãn việc cắt giảm lãi suất. Đã đến lúc FED phải ra tay.
Theo FT
Xem thêm: nhc.135322481612042881-teiht-nac-gnohk-hcac-tom-taus-ial-maig-tac-naoh-irt-gnad-def/nv.fefac